Danh mục

Giới thiệu một số hệ thống cỡ số quần áo trên thế giới

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.88 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống cỡ số của các nước trên thế giới đã xây dựng từ rất lâu và luôn được đầu tư nghiên cứu và cập nhật liên tục để đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vóc dáng và tốc độ phát triển thể chất của người tiêu dùng. Trong bài báo tác giả sẽ hệ thống lại các phương pháp xây dựng hệ thống cỡ số và giới thiệu các hệ thống cỡ số của các nước trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu một số hệ thống cỡ số quần áo trên thế giới GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG CỠ SỐ QUẦN ÁO TRÊN THẾ GIỚI Nguyễn Thị Ngọc Quyên Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Hệ thống cỡ số của các nước trên thế giới đã xây dựng từ rất lâu và luôn được đầu tư nghiên cứu và cập nhật liên tục để đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vóc dáng và tốc độ phát triển thể chất của người tiêu dùng. Trong bài báo tác giả sẽ hệ thống lại các phương pháp xây dựng hệ thống cỡ số và giới thiệu các hệ thống cỡ số của các nước trên thế giới. Từ khóa: Cỡ số, nhân trắc học, kích cỡ, cơ thể người, tiêu chuẩn cỡ số, kích thước chủ đạo, bước nhảy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ thế k 19, trang phục may sẵn đã bắt đầu xuất hiện theo nhu cầu của công chức một số ngành nghề cao cấp như quân đội, ngân hàng,… và số đông người dân sành điệu sống ở thành thị. Sự phát triển của thời trang may sẵn kéo theo sự ra đời của hàng loạt nhà may đo và nhiều phát triển khác như máy may công nghiệp, phương pháp thiết kế rập, phương pháp hình thành dáng quần áo và hệ thống cỡ số trang phục tiêu chuẩn. Năm 1880, xưởng sản xuất trang phục may sẵn đầu tiên ở Mỹ đặt tại trung tâm New York đã xuất hiện với đầy đủ cỡ số tiêu chuẩn cho nam giới Mỹ. Họ ứng dụng hệ thống cỡ số và công nghệ kỹ thuật vào trong sản xuất hàng loạt. Năm 1890, 90 nam giới Mỹ mặc trang phục may sẵn. Các tổ chức liên bang đã lấy số đo chiều cao, vòng ngực, vòng eo, dài chân của hàng triệu tân binh để làm tiêu chuẩn cho số đo trang phục Mỹ. Lúc đầu, xưởng chỉ sản xuất một cỡ trung bình cho tất cả mọi người, đến đầu thế k 20, các cỡ số được hoàn chỉnh, nhảy mẫu với độ chính xác cao hơn cả may đo đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Hệ thống cỡ số đầu tiên được Hoàng gia Anh tài trợ để thiết lập là BS1445:1951, sau đó chuyển thành BS3666:1963 và áp dụng cho công chúng. Hiện nay, có nhiều hệ thống cỡ số đang được sử dụng trên thế giới. Đối với vóc dáng người châu Á, 3 hệ thống cỡ số được chú ý nhiều nhất là JIS L 4005: 1997 của Nhật, KS K 0050- 1999 của Hàn Quốc, GB/T 1335.3-1997 của Trung Quốc. Các nước Châu Âu như Đức, Pháp, Úc, New Zealand, và Bắc Âu đã làm lại hệ thống cỡ số của họ để hòa hợp hơn với tiêu chuẩn thế giới ISO. 2. NỘI DUNG 2.1. Các phƣơng pháp xây dựng hệ thống cỡ số Nghiên cứu các hệ thống cỡ số trên thế giới được trình bày ở bảng 1, ta có thể tổng hợp những nội dung chính như sau: Phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong nhân trắc học là phương pháp nghiên cứu cắt ngang. Từ thế k 19, kết quả nghiên cứu nhân trắc học được xử lý bằng công thức trung bình cộng. Đến nay để xử lý số liệu đã ứng dụng nhiều công thức tính toán, chủ yếu sử dụng toán xác suất thống kê với các phần mềm Excel, 56 PCSS, R, SPSS. Các phần mềm dần được nâng cấp nên công việc tính toán, xử lý số liệu nhanh với độ chính xác cao. Phương pháp xác định kích thước chủ đạo chủ yếu là phương pháp thành phần chính với nghiên cứu của Salusso cùng cộng sự vào năm 1985 1 , tác giả đã nghiên cứu xây dựng hệ thống kích thước và sử dụng kỹ thuật PC để xác định kích thước chủ đạo. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này khác với nghiên cứu trước đây của O’Brien và Shelton, khi áp dụng PCA các tác giả đã giảm dữ liệu và khi phân tích các thành phần chỉ chọn một kích thước chủ đạo cho mỗi thành phần. Về phương pháp lựa chọn cỡ số tối ưu, đã có nhiều thuật toán được ứng dụng trong nghiên cứu để lựa chọn cỡ số tối ưu. Phương pháp tối ưu hóa xác định số lượng cỡ số thỏa mãn khách hàng của các nghiên cứu Tryfos 2 và McCulloch 3 đều ứng dụng phương pháp tối ưu hóa nhưng McCulloch thực hiện mục tiêu mang đến sự vừa vặn trong hệ thống cỡ số cho khách hàng còn Tryfos với mục tiêu tăng số lượng cỡ số của sản phẩm bán ra. Phương pháp sơ đồ nhánh cây xác định số lượng cỡ số đảm bảo sản xuất và đáp ứng người tiêu d ng. Chung và Wang 4 đã xây dựng kỹ thuật này và xây dựng hệ thống cỡ số cho trẻ em độ tuổi học sinh Đài Loan năm 2007. Phương pháp này cũng chứng minh số lượng cỡ số ít hơn số lượng cỡ số của Hàn Quốc. Lin cùng cộng sự ứng dụng phương pháp trên để phân loại cỡ số cho đồng phục lính. Áp dụng PC để chọn lựa các kích thước chủ đạo quan trọng. Sau đó ứng dụng sơ đồ cây ra quyết định để phân nhóm cơ thể. Phương pháp này ph hợp đối với việc đáp ứng quy mô rộng nhưng ít cỡ số. Phương pháp sơ đồ cây được ứng dụng thành công năm 2010. Kỹ thuật trí tuệ nhân tạo ( I) là phương pháp mới nhất giúp phát triển hệ thống cỡ số. Mặc dù kỹ thuật này chưa được áp dụng rộng rãi nhưng là kỹ thuật rất quan trọng, đem lại hiệu quả bởi thuật toán linh hoạt giúp giảm thiểu số lượng cỡ vóc, tăng hiệu suất đáp ứng và khai thác dữ liệu tốt hơn. Phương pháp này dường như là kỹ thuật tốt nhất hiện nay. Tự tổ chức phương pháp (SOM) cũng là một kỹ thuật hiệu quả như mạng lưới dây thần kinh. Phương pháp thống kê này giúp giảm thiểu số lượng cỡ số, mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất. 2.2. Giới thiệu một số tiêu chuẩn cỡ số quần áo trên thế giới Hệ thống cỡ số của các nước trên thế giới với nhiều kích cỡ để phù hợp các dạng cơ thể người như tiêu chuẩn ASTM của Mỹ, tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn TGL của Đức, tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản, tiêu chuẩn KS của Hàn Quốc, tiêu chuẩn GB của Trung Quốc, … Sơ lược một số hệ thống cỡ số quần áo trên thế giới thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Các tiêu chuẩn cỡ số trên thế giới [5] Tên nước Số lượng Kích thước Dạng người Drop (Tiêu chuẩn) kích thước chủ đạo (số lượng cỡ số) (cm) Mỹ 35 Chiều cao đứng S (Size 34 - 37) 15,3 (ASTM D 6240) Vòng ngực M (Size 38 - 41) 15,2 Vòng eo L (Size 42 - 45) 14,6÷15,3 ...

Tài liệu được xem nhiều: