Danh mục

Giới thiệu về nền kinh tế chia sẻ và định hướng cho Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.94 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày sơ lược về lý thuyết của kinh tế chia sẻ như các cách hiểu về kinh tế chia sẻ, đặc điểm, các nguyên tắc cơ bản, phân loại, chu kỳ phát triển, lợi ích, khó khăn và mô hình thu phí của nền kinh tế chia sẻ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu về nền kinh tế chia sẻ và định hướng cho Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG GIỚI THIỆU VỀ NỀN KINH TẾ CHIA SẺ VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO VIỆT NAM ThS Vũ Thị Thúy Hằng Đại học Thƣơng Mại TÓM TẮT Mô hình kinh tế chia sẻ hay còn gọi là mô hình kinh tế cộng tác là một mô hình ở giữa sở hữu và tặng quà, trong đó đề cập đến mạng ngang hàng phối hợp với các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng. Trên thực tế, mô hình kinh tế chia sẻ đã có từ rất lâu, nó khởi điểm tại Mỹ, ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng” nhưng không rõ rệt. Tới năm 1995, khi Internet lan rộng, mô hình kinh doanh này mới thực sự phát triển. Trong bài viết của mình, tác giả giới thiệu sơ lược về lý thuyết của kinh tế chia sẻ như các cách hiểu về kinh tế chia sẻ, đặc điểm, các nguyên tắc cơ bản, phân loại, chu kỳ phát triển, lợi ích, khó khăn và mô hình thu phí của nền kinh tế chia sẻ. Sau đó tác giả tìm hiểu thực trạng và đánh giá thực trạng phát triển nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Hiệu quả của mô hình này là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hướng tới xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hòa nhập với xu hướng phát triển cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 của thế giới. Từ khóa: Kinh tế chia sẻ, Tiêu dùng cộng tác, Kinh tế cho thuê, Kinh tế truy cập, Mạng ngang hàng P2P, Cộng đồng mở I. CƠ SỞ LÝ LUẬN NỀN KINH TẾ CHIA SẺ 1.1. Một số cách hiểu về nền kinh tế chia sẻ Theo từ điển Oxford, kinh tế chia sẻ (sharing economy) là một nền kinh tế mà tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ miễn phí hoặc mất phí giữa các cá nhân thông qua internet. Nhờ có kinh tế chia sẻ, mọi người có thể dễ dàng cho thuê xe cộ, căn hộ, thậm chí cả wifi nếu không sử dụng thường xuyên. Theo Investopedia, kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh tế trong đó các cá nhân có thể đi mượn hoặc đi thuê tài sản thuộc sở hữu của người khác. Mô hình kinh tế chia sẻ thường được sử dụng khi giá của một tài sản nào đó quá cao hoặc tài sản đó không được sử dụng trong một thời gian dài. Theo Wikipedia, kinh tế chia sẻ hay còn gọi là tiêu dùng cộng tác (collaborative consumption, online sharing) là một cụm từ có nghĩa rất rộng, thường sử dụng miêu tả một nền kinh tế có các hoạt động xã hội liên quan đến các giao dịch trực tuyến. Ban đầu, mô hình này phát triển theo hướng cộng đồng mở (open-source community) dựa trên mạng ngang hàng P2P, tập trung chủ yếu vào việc chia sẻ tài sản, sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, thuật ngữ này được sử dụng theo nghĩa rộng hơn, dùng để miêu tả bất kỳ giao dịch bán hàng nào thông qua thị trường trực tuyến, chứ không chỉ trong P2P. Theo Harvard Business Review, kinh tế chia sẻ được hiểu theo nghĩa rộng là nền kinh tế truy cập (access economy). Khi hoạt động chia sẻ là trung tâm của thị trường, khi doanh nghiệp đóng vai trò trung gian giữa những người tiêu dùng thì hoạt động này không đơn thuần là chia sẻ mà thay vào đó, người tiêu dùng phải trả tiền để tiếp cận hàng hóa và dịch vụ của người khác. Theo CleverISM, nền kinh tế chia sẻ vẫn là một khái niệm không rõ ràng. Mô hình kinh tế này là bước phát triển từ mô hình thông thường, không tập trung vào quyền sở hữu mà tiếp cận theo hướng tài sản hoặc nguồn lực. Mô hình kinh tế chia sẻ giải quyết các vấn đề về sản xuất, phân phối, tiêu thụ, cung và cầu của hàng hóa và dịch vụ. Mô hình nhấn mạnh vào khái niệm chia sẻ và ứng dụng của nó đối với các quy trình. 586 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Theo Belk (2007) kinh tế chia sẻ là hành động và quá trình phân phối những gì chúng ta cho người khác sử dụng và tiếp nhận hoặc lấy cái gì đó từ người khác để sử dụng. Cũng theo Belk (2014), hành động chia sẻ có thể bao gồm việc vay mượn một cái gì đó, tặng quà, chuyển giao quyền sở hữu đối tượng, hoặc trao đổi lẫn nhau. Và, kinh tế chia sẻ bao gồm hoạt động điều phối việc mua lại và phân phối nguồn tài nguyên với mức phí hoặc những khoản khác không bằng tiền. Theo ông Yuhei Okakita, Phó Giám đốc Bộ phận chính sách thông tin kinh tế - Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản, kinh tế chia sẻ được hiểu là hoạt động tái thiết kinh tế, trong đó các cá nhân ẩn danh có thể sử dụng các tài sản nhàn rỗi (bao gồm cả các tài sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian), được sở hữu bởi các cá nhân khác thông qua các nền tảng kết hợp trên Internet. 1.2. Lịch sử ra đời của nền kinh tế chia sẻ Khi eBay ra mắt vào năm 1995, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi trong cách thức mọi người tiếp cận với hàng hoá và lưu thông trên thị trường. Sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, đặc biệt những thứ liên kết và tương tác xã hội góp phần vào sự chuyển động nhanh chóng của hàng hóa và dịch vụ. Công nghệ tăng trưởng nhanh đến nỗi thị trường phải tìm cách để theo kịp nó. Khái nệm hoạt động kinh tế trong xã hội chia sẻ (shared social and economic activity) được đưa ra lần đầu tiên trong cuốn sách “What‟s Mine Is Yours: The Rise of Collaborative Consumption” xuất bản vào năm 2010 của Rachel Botsman và Roo Rogers. Theo họ, cuộc cách mạng xã hội yêu cầu các nguồn lực chia sẻ trên nhiều nền tảng để tạo ra hoặc thu được giá trị đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Theo Bostman, nền kinh tế chia sẻ được phát triển trên nền tảng niềm tin vững chắc. Nếu không tin tưởng, sự hợp tác sẽ không thể thực hiện được và nền kinh tế chia sẻ sẽ không thành công. 1.3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản và phân loại nền kinh tế chia sẻ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực là rất quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào, dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản khi chia sẻ trong nền kinh tế: - Phải có niềm tin: Bostman đã nhắc về tầm quan trọng của sự tin tưởng trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: