Thanh Hải - “Một nốt trầm xao xuyến” Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15 tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế.Những năm kháng chiến chống Pháp, Thanh Hải công tác ở đoàn văn công. Những năm chống Mỹ, anh tiếp tục làm công tác văn hoá - tuyên huấn ở chiến khu Trị Thiên. Sau 1975, Thanh Hải từng làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Uỷ viên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải Thanh Hải - “Một nốt trầm xao xuyến” Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930,quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, Thanh Hải công tác ở đoàn văn công.Những năm chống Mỹ, anh tiếp tục làm công tác văn hoá - tuyên huấn ở chiến khu TrịThiên. Sau 1975, Thanh Hải từng làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Uỷviên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Anh đã xuất bản các tậpthơ: Những đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (tập 1 năm 1970, tập 2 năm1975); Dấu võng Trường Sơn (1977); Mùa xuân đất này (1982); Thanh Hải thơ tuyển(1982). Anh được Hội Văn nghệ Giải phóng trao Giải thưởng Văn học Nguyễn ĐìnhChiểu năm 1965 và được Chính phủ truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn họcNghệ thuật, đợt 1, năm 2001. Nhà thơ Thanh Hải Từ những năm 1960 đến 1965 hầu như những người yêu thơ ở miền Bắc aicũng biết và thuộc lòng một số bài thơ “vượt tuyến” của nhà thơ Thanh Hải. Cùng vớiGiang , Thanh Hải là một hiện tượng thơ rất được chú ý lúc bấy giờ. Nếu Giang nổitiếng với bài thơ Quê hương thì Thanh Hải được mọi người biết đến với bài Mồ anhhoa nở. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thanh Hải vẫn mộtlòng kiên trung với cách mạng, chung thuỷ với thơ ca. Thơ Thanh Hải chân chất, bình dị, đôn hậu như con người của anh. Hầu hết thơanh là thơ “trữ tình công dân”. Thanh Hải tiếp nối mạch nguồn thơ ca cách mạng củaHồ Chí Minh, Sóng Hồng, Tố Hữu… Sau hiệp nghị Giơ ne vơ, anh được giao nhiệmvụ ở lại miền Nam, sát cánh với nhân dân Trị Thiên Huế gây dựng phong trào, tổ chứcđấu tranh đòi thống nhất đất nước. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến những cuộc đàn ápvô cùng dã man của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với những người bị chúng tìnhnghi là “Cộng sản”: Hôm qua chúng giết anh/ Xác phơi đầu ngõ xóm. Bọn chúng“trừng mắt” ra lệnh: Thằng này là Cộng sản/ Không được đứa nào chôn! Nhưng bấtchấp lời đe doạ của chúng, nhân dân vẫn chôn cất những chiến sĩ Cộng sản hết sứcchu đáo: Lũchúng vừa quay lưng/ Chiếc quan tài sơn son/ Đã đưa anh về mộ/ Đi theosau hồn anh/ Cả làng quê, đường phố/ Cả lớn nhỏ gái trai/ Đám càng đi càng dài/Càng dài càng đông mãi… Đó là những câu thơ trong bài Mồ anh hoa nở mà tôi đãhọc thuộc lòng khi còn là một cậu học trò lớp sáu trường làng. Những câu thơ dung dịấy cứ đi thẳng vào lòng người, chẳng cần hoa hoè, hoa sói. Trải qua mưa nắng thờigian những bông hồng trên mộ người Cộng sản vẫn toả hương ngào ngạt. Bởi đó lànhững bông hồng nở từ máu của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì sự nghiệp thốngnhất đất nước. Hình ảnh: Bông hồng đỏ và đỏ/ Như máu nở thành hoa là một hình ảnhhết sức ấn tượng, hết sức ý nghĩa mà không phải bất cứ nhà thơ nào cũng có thể viếtđược. Cũng vào thời còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã thuộc lòng những câu thơviết về Bác của Thanh Hải: Đêm nay bên bến Ô Lâu/ Cháu ngồi cháu nhớ chòm râuBác Hồ… Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ/ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn. Nhữngcâu thơ này đã đi vào tâm thức của nhiều thế hệ người Việt . Nó tồn tại như những câuca dao lưu truyền trong dân gian. Nhà thơ Thanh Hải kể rằng khi anh đọc bài thơCháu nhớ Bác Ho cho Bác nghe, đến câu Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn, quá xúcđộng, anh dừng lại giữa chừng. Bác bèn ôm lấy anh, vừa hôn vừa nói: “Đây, hôm nayBác hôn thật đây!”. Đó là một kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời làm thơcủa anh. Vào ngày 19/10/1962, đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miềnNam do Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu ra thăm miền Bắc đặt chân đến Hữu Nghịquan. Trong đoàn có cả nhà thơ Thanh Hải. Anh phải lặn lội từ Trị Thiên vào tận TâyNinh, qua Căm pu chia, bay sang Trung Quốc rồi đi tàu về biên giới Lạng Sơn. Nhàthơ nghẹn ngào: Cách nhau chỉ một mái chèo/ Mà đi trăm núi, vạn đèo đến đây! Khinghe nghệ sĩ Trần Thị Tuyết ngâm bài Tám năm nay mới gặp nhau của anh trongchương trình Tiếng thơ, Đài Tiếng nói Việt , rất nhiều người đã không cầm được nướcmắt. Bao nhiêu vui sướng, bao nhiêu hờn tủi, bao nhiêu căm giận... chất chứa tronghai câu thơ giản dị này. Thời đó, Trị Thiên và Quảng Bình đều là những tỉnh ở “tuyếnđầu Tổ quốc” nên tình cảm hết sức keo sơn, gắn bó. Thanh Hải đã thay mặt đồng bàoTrị Thiên bày tỏ tình cảm sâu nặng ấy với nhân dân Quảng Bình qua những vần thơrất đỗi chân thành: Quảng Bình ơi, chín năm xưa đánh giặc/ Vui khổ cùng chungmảnh đất miền Trung/ Xa cách mười năm, mười năm thầm nhắc/ Lòng hẹn lòng quađôi bến Hiền Lương… Thanh Hải có bài thơ Sang đò đêm mưa khá cảm động viết về mối quan hệ tìnhcảm sâu nặng giữa đồng bào miền với các chiến sĩ cách mạng nằm vùng (thời 1954 -1965). Người lái đò cho các chiến sĩ bí mật qua sông ngay cạnh đồn bốt của địch làmột mẹ già. ...