Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, công cụ tư duy mà còn có chức năng
củng cố và duy trì sự tồn tại xã hội. Ngôn ngữ đã được sử dụng để tác động, góp phần vào thay đổi nhận thức của con người về giới. Bên cạnh nhân tố tuổi tác và nghề nghiệp, giới tính cũng được coi là một nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành cách sử dụng ngôn ngữ mang phong cách giới tính – một biểu hiện của sự phân chia hai nửa nam giới và nữ giới trong xã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIỚI TRONG TIẾNG VIỆT
NHÂN HỌC NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: GIỚI TRONG TIẾNG VIỆT
I. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG NGÔN NGỮ THEO PHƯƠNG TIỆN TỰ
NHIÊN
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, công cụ tư duy mà còn có chức năng
củng cố và duy trì sự tồn tại xã hội. Ngôn ngữ đã được sử dụng để tác động, góp phần
vào thay đổi nhận thức của con người về giới. Bên cạnh nhân tố tuổi tác và nghề nghiệp,
giới tính cũng được coi là một nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành cách sử
dụng ngôn ngữ mang phong cách giới tính – một biểu hiện của sự phân chia hai nửa nam
giới và nữ giới trong xã hội.
“Âm thanh tiếng nói con người, về bản chất là vô tận bởi tuỳ theo các đặc điểm cá
nhân khác nhau, các đặc điểm về hoàn cảnh phát âm khác nhau, mục đích phát âm khác
nhau mà tiếng nói phát ra có những phần khác nhau.
Ngữ âm học là ngành nghiên cứu về cơ chế tạo sản các âm thanh của tiếng nói
con người, cho nên, ngoài việc mô tả một cách chính xác cơ chế đó hoạt động như thế
nào thì cần phải đặc tả một cách chính xác các sự biểu hiện khác nhau của tiếng nói ấy,
tức là các kết quả của cơ chế tạo sản âm thanh tiếng nói con người. Chính vì thế, các
dạng thể âm thanh là vô hạn. Và đơn vị của ngữ âm học là các âm tố, tức là các âm
thanh tự nhiên của tiếng nói con người. Ngược lại, bởi vì con người sống theo xã hội,
theo cộng đòng nên muốn giao tiếp được với nhau thì người ta phải có mã do cộng đồng
quy định sử dụng. Dẫu người ta có thể khác nhau về các đặc điểm tâm lí, sinh lí, trình độ
học vấn, địa phương cư trú nhưng muốn để giao tiếp được, truyền được thông điệp, yêu
cầu của mình tới người khác thì mã âm thanh sử dụng phải có tính xã hội hoá. Chính vì
vậy, sự khác nhau về dạng thể giữa các âm thanh của có những hình thức, những biến thể
của những đơn vị âm thanh mang chức năng trong xã hội loài người. Những đơn vị âm
thanh mang chức năng đó được ngôn ngữ học là các âm vị”.
Về mặt tự nhiên, sự khác nhau giữa hai giới do ngôn ngữ tạo nên cũng rất đặc sắc
và phong phú. Sự khác nhau về sinh lý, tâm lí đã tạo ra sự khác nhau trong ngôn ngữ
giới.
1. Trong cấu tạo âm thanh (cơ sở sinh lý học của ngữ âm):
Âm thanh của ngôn ngữ là kết quả một hoạt động nhất định của bộ máy phát âm
của con người. Bộ máy phát âm là những bộ phận của cơ thể con người được dùng với
chức năng thứ hai là tạo ra các âm của ngôn ngữ. Bộ máy phát âm gồm ba phần: cái
khởi phát luồng hơi, cái tạo ra âm thanh và khoang cộng hưởng.
Mặt khác, chúng ta thường tự hỏi tại sao có sự khác nhau về âm sắc giữa nam và
nữ. Âm sắc là sắc thái của âm thanh được tạo nên bởi mối tương quan giữa âm cơ bản và
các họa âm về cao độ và cường độ. Âm thanh của lời nói cũng như âm thanh của tự nhiên
đều là sự phức hợp của một âm cơ bản (là âm trầm nhất, có tần số thấp nhất) và một số
các họa âm (là những âm cao hơn). Do vậy mà âm thanh là sự tạo nên của dây thanh rung
động. Nguồn gốc sự khác nhau về âm sắc là sự khác nhau của các hộp cộng hưởng.
Trong khi đó, các thanh đới của con người có khả năng sản sinh ra những âm có chất
lượng khác nhau. Khi đặt trong sự khác nhau về mặt sinh học của con người, chúng ta
nhận thấy ở nam giới còn có thanh hầu- được tạo nên bởi một sụn hình giáp, phía trước
nhô ra mà người phương Tây quen gọi là quả táo của ông Adam.
Sự khác nhau cơ bản về mặt tự nhiên trên cũng là một trong những nguyên nhân
tạo nên sự khác biệt về ngôn ngữ giới. Hoặc chúng ta cũng có thể giả định rằng vì đặc
điểm sinh lí của nam cứng rắn hơn phụ nữ nên bộ máy phát âm hay giọng nói của nam
lớn hơn của nữ.
Ví dụ: chúng ta thường thấy trong số các ca sĩ tham gia biểu diễn, nam ca sĩ có giọng
hát tốt hơn nên thường chọn những bài hát có âm vực cao để phô giọng hát của mình,
trong khi đó nữ chủ yếu chọn những bản tình ca, nhạc nhẹ mang âm hưởng trữ tình và
sâu lắng.
2. Về mặt sinh lí:
Các nghiên cứu cũng chứng minh đã có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ. Những
sự khác biệt này cũng tạo nên sự không giống nhau trong ngôn ngữ giữa hai giới.
Thứ nhất về cấu tạo của não: Ở nữ giới, não trái phát triển hơn ở nam giới. Và
não phải ở nam giới hoạt động phải chịu ảnh hưởng của các hooc môn giới tính
(ví dụ như testosteron).
Như vậy, phụ nữ thiên về trao đổi ngôn ngữ và giao tiếp, trong khi đàn ông tập trung
vào hành động và cạnh tranh.
Ví dụ: Ngay từ ở trường mẫu giáo, trong vòng 50 phút, các bé gái nói 14 phút trong
khi đó các bé trai chỉ nói bốn phút. Tuy nhiên, các bé trai lai hiếu động gấp 10 lần so với
các bé gái (5 phút so với 30 giây). Năm 9 tuổi, các em gái trung bình phát triển ngôn ngữ
trước 18 tháng. Ở tuổi trưởng thành, một cú điện thoại của phái nữ trung bình dài 20
phút, còn nam nhân chỉ khoảng 6 phút. Phụ nữ có nhu cầu chia sẻ suy nghĩ, tình cảm,
cảm xúc của mình. Trong khi đó, các đấng mày râu lại kiểm soát và giữ chúng lại. Họ
trao đổi thông tin chỉ để tìm ra cách giải quyết vấn. Có lẽ vì vậy, đôi khi, phụ nữ thường
cảm thấy ...