Danh mục

Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân chia các loại giọng điệu như trên, chúng tôi muốn đi sâu vào làm nổi bật những đặc sắc giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa. Trên thực tế, trong thế giới nghệ thuật của Huynh đệ, các kiểu giọng điệu luôn kết hợp với nhau, cái này làm cơ sở cho cái kia chứ không tồn tại ở trạng thái biệt lập riêng rẽ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 38-46 GIỌNG ĐIỆU TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT HUYNH ĐỆ CỦA DƯ HOA Nguyễn Thị Hưởng Trường Đại học Hà Nội 1. Đặt vấn đề Dư Hoa là một trong những cây bút quan trọng của nền văn học Trung Quốc đương đại. Ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà tác phẩm của ông còn được đón đọc rất nồng nhiệt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dư Hoa sinh ngày 03/04/1960 tại Sơn Đông, sau cùng cha mẹ chuyển tới huyện Hải Diêm - tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc. Ông bắt đầu sáng tác từ 1983, đến nay đã xuất bản 4 tiểu thuyết, 6 tập truyện vừa và ngắn, 3 tập tuỳ bút. Tác phẩm của Dư Hoa được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản tại nhiều nước như Mỹ, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Thụy Điển, Hy Lạp, Na Uy, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Tác phẩm chính có: Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Huynh đệ, Hò hét trong mưa bụi, Tình yêu cổ điển, Tôi không có tên... Trong đó các tác phẩm Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, tập truyện Tình yêu cổ điển, và tiểu thuyết Huynh đệ được dịch giả Vũ Công Hoan chuyển ngữ sang tiếng Việt và Nxb.Công an Nhân dân xuất bản được độc giả đón nhận khá nồng nhiệt [1]. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam chưa có một công trình nào dành sự quan tâm thoả đáng cho Huynh đệ. Bài viết của chúng tôi bàn về một phương diện trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết này là giọng điệu tự sự. 2. Nội dung nghiêu cứu 2.1. Giọng điệu lạnh lùng, từng trải Lối kể chuyện khách quan, lạnh lùng của Dư Hoa trong tiểu thuyết Huynh đệ thể hiện ở ngay cách gọi tên nhân vật trong tác phẩm. Ông như người đứng tách biệt ra trước cuộc sống, không tỏ ra mảy may động lòng khi nhắc đến nhân vật, dù đó là một người tốt, một người có số phận đáng thương hoặc một người tráo trở, một kẻ đầu cơ, độc ác hay một người nhà quê nghèo khó, từ nhân vật chính đến các nhân vật phụ, từ người có tên đến người không tên đều được gọi bằng một giọng điệu không tỏ ra yêu quý, cũng không căm ghét, không bênh vực cũng không lên án. Ví như nhân vật Lý Trọc được gọi là: Lý Quang Đầu, chú bé nghèo khó, thằng nhóc lưu manh, thằng nhóc khốn kiếp, thằng lỏi con, cậu bé, địa chủ con, “cái mông 38 Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa đít non”, “vua mông đít”, diêm vương tí hon, thằng Lý Trọc, ma vương sống giữa cõi người, một nhà buôn trời sinh, Lý Xưởng trưởng, nhà buôn rác thải, Lý Tổng giám đốc, nhà tỉ phú, nhà siêu tỉ phú, cậu, hắn, hắn ta, anh ta. . . ; nhân vật Tống Cương: cậu bé tội nghiệp, địa chủ con, anh, chàng trai khôi ngô, anh chàng yêu văn học. . . ; nhân vật Tống Phàm Bình: thầy giáo Tống Phàm Bình, thầy giáo trung học, danh nhân của thị trấn Lưu, Tống Phàm Bình cao to, người đàn ông có thân hình khôi ngô, chàng rể, người chồng tái hôn, bố đẻ Tống Cương, bố dượng Lý Trọc, “địa chủ Tống Phàm Bình”. . . ; đám đông quần chúng thì được gọi là: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, phụ nữ, trẻ con, những con vật tội nghiệp, một lũ dốt nát, bọn bịp bợm đĩ thoã, bọn nhà báo, lũ nhà quê. . . Trong tác phẩm của mình, Dư Hoa hướng tới nhiều loại người và có lúc người đọc có cảm giác như ông chán ghét tất cả. Ngòi bút của ông cứ chờn vờn như sẵn sàng lia bất kì đối tượng nào lên trang giấy. Bởi vậy, nhân vật của Dư Hoa hầu như không có nhân vật nào hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Họ luôn có một kết cục bi thảm do chính tính cách của họ mang lại. Với Dư Hoa, việc quá nhân ái, bao dung, hi sinh hết mình cho người khác cũng là một nhược điểm. Cái nhìn xã hội của Dư Hoa tỏ ra sắc sảo với những mặt trái của xã hội. Con người trong xã hội này thật dễ rơi vào những cái tầm thường, xấu xa, đáng cười. Mỗi một trang viết của ông là một sự thật được nhà văn phóng to, tô đậm để cho ta dễ thấy, phải thấy. Ông khiến người ta cười, rồi giật mình và chua chát nhận ra những bất công cùng với những thói hư tật xấu nhan nhản trong cuộc đời này, trong mỗi người. Có thể nói, nhà văn đã truyền sang ta một ý thức tỉnh táo: đừng ảo tưởng là sẽ có một sự công bằng trong xã hội, đừng ảo tưởng có một nhà doanh nghiệp làm giầu một cách trong sạch và chính trực, đừng ảo tưởng nhà văn nhà báo là người chỉ biết nói sự thật, đừng ảo tưởng một người con gái ngây thơ sẽ suốt đời là một người vợ ngoan, đừng ảo tưởng một ai tốt với người khác thì sẽ luôn được đền đáp và sẽ có một kết cục tốt đẹp, đừng ảo tưởng một ngày nào đó mình không sa ngã trước sức cám dỗ ghê gớm của cuộc sống. . . Huynh đệ tạo dựng một không gian bức bối, ngột ngạt, điên đảo. Nhà văn đã dồn nén tất cả sự phẫn uất tột độ vào trong một giọng điệu khách quan, lạnh lùng đến mức tàn nhẫn để kể lại cơn ác mộng, những bi - hài kịch khó tin. Vốn là một nhà văn rất ít khi miêu tả các nét về ngoại hình của nhân vật, nhưng chỉ cần vài nét phác họa mang tính chất lược thuật một cách đơn sơ cũng đủ ...

Tài liệu được xem nhiều: