Danh mục

Giống ngô lai đơn NK66

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.07 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguồn gốc giống Giống ngô lai đơn NK66 có nguồn gốc Thái Lan do Công ty Syngenta Việt Nam nghiên cứu nhập nội và chuyển giao Giống được tạo từ tổ hợp lai giữa 2 dòng ngô có nguồn gốc nhiệt đới NP5024/NP5063. Giống được khảo nghiệm từ năm 2002-2005. Được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận giống quốc gia năm 2005. 2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống. Là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, 93-98 ngày ở vùng Đông Nam bộ và 100-105 ngày ở vùng cao nguyên Nam Trung bộ. Chiều cao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giống ngô lai đơn NK66 Giống ngô lai đơn NK66 1. Nguồn gốc giống Giống ngô lai đơn NK66 có nguồn gốc Thái Lan do Công tySyngenta Việt Nam nghiên cứu nhập nội và chuyển giao Giống được tạo từtổ hợp lai giữa 2 dòng ngô có nguồn gốc nhiệt đới NP5024/NP5063. Giốngđược khảo nghiệm từ năm 2002-2005. Được Bộ Nông nghiệp &PTNT côngnhận giống quốc gia năm 2005. 2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống. Là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, 93-98 ngày ởvùng Đông Nam bộ và 100-105 ngày ở vùng cao nguyên Nam Trung bộ. Chiều cao cây trung bình 200-225 cm, cao đóng bắp 110-120cm. Dạng hình cây gọn, sinh trưởng phát triển rất khoẻ, bộ lá xanh lâu tàn,cứng cây và ít đổ ngã; Giống nhiễm nhẹ bệnh cháy lá, nhiễm bệnh khô vằntừ nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hạt/bắp cao 78-79%, lá bi kín bắp, hạt dạng nửađá màu vàng cam nhạt. Tiềm năng năng suất cao 100-120 tạ/ha và ổn định,trung bình đạt 70-85 tạ/ha Phổ thích nghi rộng, phù hợp với điều kiện sinhthái ở các tỉnh phía Nam và vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc. 3. Quy trình kỹ thuật thâm canh Thời vụ: + Phía Nam: vụ hè thu 1/5-15/8; vụ thu đông 15/8-30/11; vụđông xuân 30/11-30/3. + Phía Bắc: vụ đông 15/9-15/1; Mật độ: 5,7 - 6,6 vạn cây/ha, khoảng cách 70-75 x 25-20cm/cây, mỗi hốc 1 cây; Làm đất kỹ, sạch cỏ dại, đảm bảo đất ẩm khi gieo hạt 75-80%độ ẩm tối đa đồng ruộng Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng +350-400 kg ure + 400-500 kg lân super + 100-150 kg kaly clorua. Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 ure. + Bón thúc lần 1 khi ngô 3-5 lá, bón 1/4 lượng ure + 1/3 lượngkaly. + Bón thúc lần 2 khi ngô 7-9 lá (bắt đầu xoáy nõn), bón 1/4lượng ure + 1/3 lượng kaly. + Bón thúc lần 3 khi ngô 11-13 lá, bón 1/4 lượng ure + 1/3 lượngkaly. Chăm sóc: Bón thúc lần 1 kết hợp với tỉa cây, làm cỏ, vun nhẹgốc. Thúc lần 2 kết hợp vun gốc, làm cỏ. Nếu có điều kiện thì nên tưới nướckhi ngô gặp hạn, nhất là hạn vào các giai đoạn ngô 5-7 lá, xoáy nõn sắp trỗ cờphun râu, khi thụ phấn sang giai đoạn chín sữa. Phòng trừ sâu bệnh: + Sâu xám: dọn sạch cỏ dại, cày ải phơi đất, gieo trồng đúngthời vụ. Khi sâu xuất hiện có thể bắt bằng tay hoặc dùng thuốc Basudin rắcxung quanh gốc và vào nõn cây. + Sâu đục thân, đục bắp: gieo trồng đúng thời vụ ở địaphương, xử lý thuốc hoá học bằng cách rắc 2- 3 hạt Basudin, Diazan 10Hvào nõn khi ngô xoáy nõn và sau khi trỗ cờ phun râu để phòng trừ. + Rệp cờ: dùng các loại thuốc hoá học như Supracide, Actaraphun theo nông độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc để phun khi có rệp. + Phòng trừ bệnh: các bệnh như khô vằn, đốm lá, gỉ sắt,phương pháp tốt nhất là bón phân cân đối tuỳ theo từng loại đất, không bónquá nhiều đạm trên nền đất tốt. Khi bệnh xuất hiện thì dùng các loại thuốcnhiư Tilt Super, Anvil để phun. Thu hoạch: Thu hoạch vào lúc ngô chín sinh lý (khi chân hạtcó vết sẹo đen hoặc 75% số cây có lá bi khô), tuy nhiên nếu thời tiết chophép có thể thu hoạch muộn hơn.

Tài liệu được xem nhiều: