Giống ớt chỉ thiên siêu cay CN 225
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giống ớt chỉ thiên siêu cay CN 225 Giống ớt chỉ thiên siêu cay CN 225 Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Đặc tính giống : - Đây là giống ớt chỉ thiên lai F1 siêu cay được lai tạo và sản xuất bởiCông ty Seminis - Mỹ - Cây sinh trưởng phát triển rất khỏe , phân cành nhiều, thích nghi rộng ,chống chịu bệnh thán thư , xoăn lá tốt. - Giống ra hoa đậu quả sớm và tập trung, sau gieo 85 đến 90 ngày bắt đầucho thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài và liên tục. - Trái chín màu đỏ đẹp, đồng đều, độ cay rất cao . - Năng suất cao (30 – 35 tấn/ha), chất lượng tốt , phù hợp thị trường ăn tươivà chế biến. 1 - Thời vụ: Giống ớt chỉ thiên CN 225 có thể trồng được quanh năm. 2 - Gieo cây con : - Lượng hạt giống : 20 gam / 1.000m 2. - Ngâm hạt giống trong nước từ 6 - 8 giờ, vớt ra gói vào khăn bông ẩm,cho vào túi nilon buộc kín miệng rồi ủ ở nhiệt độ = 28-300C. Sau khoảng 3 ngày,khi hạt bắt đầu nảy mầm thì đem gieo. - Thường gieo hạt trên luống vườn ươm, luống rộng 1m , cao 20 – 25 cm,rãnh rộng 30 cm . Thành phần đất vườn ươm : Đất mặt sạch tơi xốp (60%) + phânchuồng hoai mục (30%) + tro trấu (10%). Mật độ gieo hạt : 2,0 – 2,5 gam/ 1 m 2.Sau khi gieo cần phủ một lớp đất bột + tro trấu hoặc rạ mỏng và tưới nước giữẩm cho đất. - Cây con phải phòng trừ sâu bệnh tốt, làm mái che mưa, nắng ,nếu câyxấu cần tưới phân đạm, NPK hoà loãng( 0,1 %). Khi cây được 4-5 lá thật ( 25 – 30ngày tuổi) có thể đem trồng. 3 - Làm đất trồng và bón phân: - Ớt CN 225 có thể trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất thịtnhẹ, độ pH: 5,5 – 6,5 . Đất phải cao ráo, thoát nước tốt. Nên luân canh với câytrồng khác họ để phòng nấm bệnh lưu truyền trong đất. Đất được cày bừa tơixốp, sạch cỏ, lên luống cao, bón vôi bột (30 kg/360 m2) trước khi trồng 7 - 10ngày. - Lên luống rộng 1,3 - 1,4 mét, cao 30 cm và rãnh thoát nước rộng 40cm. Nên phủ bạt nông nghiệp lên luống trồng để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh và giữẩm cho đất tốt, tránh hao hụt phân bón - Trồng hàng đôi , nanh sấu : Hàng cách hàng : 0,7m ; cây cách cây trênhàng 0,6m. Mật độ trung bình từ 24.000 - 25.000 cây/ ha. - Mỗi lần bón thúc phân kết hợp vun gốc, làm cỏ. - Tuỳ tình hình sinh trưởng của cây, trong thời kỳ thu hoạch nên bón bổsung cho cây, mỗi lần bón cách nhau 25 – 30 ngày. 4 - Chăm sóc, tưới nước : - Cây ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên phải cắm dèo đỡ cây. - Tỉa bỏ những cành nhỏ bên dưới chạc 3 đầu tiên và những lá, nụ hoa gầngốc để tạo thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển. - Khi cây còn nhỏ tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. Khi cây lớntưới thấm theo rãnh là tốt nhất. Cần tháo kiệt nước sau khi trời mưa , không đểúng, bí nước. - Trong giai đoạn cây ra hoa kết quả cần đủ nước (độ ẩm đất 70-80%) đểngăn ngừa rụng trái. 5 - Phòng trừ sâu bệnh : Khi trái ớt bắt đầu lớn, phun định kỳ Canxi clorua 0,4% nửa tháng 1 lần đểphòng bệnh thối đuôi trái. + Bọ trĩ, rầy mềm, rầy đen tập trung chích hút nhựa cây phá hoại ở lá non,đọt non, hoa và trái non làm cho lá bị quăn queo, đọt non không phát triển được vàcây nhiễm virus. Phun phòng trừ bằng các loại thuốc : Oncol, Confidor, Admire... + Nhện đỏ : phun thuốc ortus, Pegasus… + Sâu xanh, sâu ăn tạp : phun thuốc : Selecron ,Polytrin, Lannate, Decis … + Bệnh héo rũ cây con (do nấm Fusarium spp ; Rhizoctonia solani ;Pythium spp): Phun thuốc Validacine , Score, Ridomil…(không để đất vườn ươmquá ẩm). +Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum : Nhổ bỏ câybệnh, rải vôi , phèn xanh, phun thuốc kháng khuẩn New Kasuran, Kasugamycine,Kasumin + Bệnh thán thư, đốm quả : Phun thuốc Ridomil , Score , Rampat,… + Bệnh sương mai : Phun thuốc Daconil, Anvil , Thane - M,… 6- Thu hoạch : Thu quả trước khi chín, thu quả già chuyển màu có vết đỏ(bắt đầu chín) làm kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau.Thông thường từ 30-35 ngày sau khi đậu quả là quả bắt đầu chín và thu hoạchđược. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngư nghiệp Kỹ thuật trồng trọt Chế phẩm sinh học Bệnh ở cây trồng Bệnh ở vật nuôi Kỹ thuật chăn nuôi Giống ớt chỉ thiên siêu cay CN 225Gợi ý tài liệu liên quan:
-
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG CARBON CỦA RỪNG
10 trang 257 0 0 -
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 245 0 0 -
30 trang 244 0 0
-
Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
3 trang 222 0 0 -
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 158 0 0 -
Một số đặc điểm ngoại hình và sinh lý sinh dục của chuột lang nuôi làm động vật thí nghiệm
5 trang 139 0 0 -
5 trang 125 0 0
-
91 trang 109 0 0
-
Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 100 0 0 -
114 trang 99 0 0
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lát hoa
20 trang 98 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi
4 trang 85 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
230 trang 71 1 0 -
NGHỀ CHĂN NUÔI NGAN AN TOÀN SINH HỌC
28 trang 68 0 0 -
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 67 0 0 -
Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 4: Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản
12 trang 67 0 0 -
91 trang 62 0 0
-
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Tài liệu tham khảo
3 trang 57 1 0 -
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 57 0 0 -
Bộ giáo trình 7 mô đun nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi
100 trang 52 1 0