Danh mục

Giúp thực phẩm cưỡng lại mùa hè

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.13 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giúp thực phẩm "cưỡng lại" mùa hèGiữa mùa hè nóng bức, phải làm gì để có thể bảo vệ được thức ăn không bị hư hỏng ôi thiu? Dưới đây là vài nguyên tắc bảo quản thực phẩm an toàn trong thời tiết nóng của mùa hè, giúp gia đình bạn tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm. 1. Chú trọng khâu chuẩn bị Bạn đang chuẩn bị món ăn cho một buổi dã ngoại hoặc bữa ăn ngoài trời? Bạn phải có đủ những dụng cụ cần thiết: - Sẽ cần một vài thùng đựng đá và nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giúp thực phẩm "cưỡng lại" mùa hè Giúp thực phẩm cưỡng lại mùa hèGiữa mùa hè nóng bức, phải làm gì để có thể bảo vệ được thức ăn không bị hư hỏng ôithiu?Dưới đây là vài nguyên tắc bảo quản thực phẩm an toàn trong thời tiết nóng của mùa hè,giúp gia đình bạn tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm.1. Chú trọng khâu chuẩn bịBạn đang chuẩn bị món ăn cho một buổi dã ngoại hoặc bữa ăn ngoài trời? Bạn phải có đủnhững dụng cụ cần thiết:- Sẽ cần một vài thùng đựng đá và nhiều đá cục (loại đá này sẽ tan chậm hơn, giữ hơilạnh lâu hơn). Chuẩn bị thật tốt để thực phẩm luôn ngon- Dùng những dụng cụ riêng biệt để đựng từng món ăn. Chuẩn bị thật nhiều chén, đĩa vàkhăn ăn (hoặc khăn giấy) để mọi người không phải dùng tay (điều này khiến vi khuẩn cóđiều kiện lan truyền sang thức ăn).- Cần có dung dịch rửa tay diệt khuẩn và nên yêu cầu mọi người rửa tay sạch trước khiăn.2. Ngăn ngừa việc nhiễm bẩnThực phẩm được bảo quản trong thùng đá lạnh nên được bao bọc kỹ và riêng biệt, khôngđể những thứ còn sống tiếp xúc với những thức ăn đã chín. Khi nấu, hãy sử dụng chén,dĩa và dụng cụ nấu nướng riêng cho từng món chín và sống.3. Giữ lạnh những thực phẩm đã được bảo quản lạnhMột trong những thủ phạm lớn nhất khiến vi khuẩn dễ tấn công và làm ôi thiu thức ăn lànhiệt độ cao. Do vậy, bạn nên giữ lạnh mayonnaise, trứng, phó mát, thịt và cá trong tủlạnh hoặc trong thùng đá cho đến khi có nhu cầu dùng chúng.Đặt thức ăn trong những chiếc tô nhỏ, sau đó cho chúng vào những chiếc tô lớn hơn cóđá lạnh xung quanh cũng là cách giúp bạn giữ lạnh món ăn. Trong quá trình vận chuyển,nên để thức ăn trong xe thay vì đặt chúng trong cốp sau của xe.4. Che đậy món ăn kỹ càngTrước và trong khi ăn, nên đậy kín món ăn trên bàn ăn để ngăn ruồi, bọ, bụi, cát làm thứcăn nhiễm bẩn.5. Rửa thật sạch các nguyên liệu chế biếnThực phẩm nếu không được rửa sạch có thể trở thành nguyên nhân khiến cả gia đình bạnbị ngộ độc. Cần rửa thật sạch mọi thứ, kể cả những thứ mà bạn sẽ gọt hoặc lột bỏ vỏ bênngoài, sau đó, để chúng khô hoàn toàn rồi mới sử dụng, vì môi trường ẩm cũng là mộttrong những “nơi trú ẩn” lý tưởng của các loại vi khuẩn gây bệnh. Thực phẩm sạch làm chúng ta yên tâm hơn khi chế biến6. Nấu chín món ănĐể hạn chế việc bị ngộ độc, bạn nên nấu món ăn thật chín. Nếu muốn an toàn hơn, có thểsử dụng nhiệt kế để kiểm tra chính xác nhiệt độ của món ăn.7. Đừng tiếc rẻ thức ăn thừaĐối với những thức ăn để lạnh và đã được hâm nóng, bạn nên vứt bỏ sau khi đã dùngkhoảng từ hai giờ trở lên, ngay cả khi chúng chưa bị bốc mùi. Đừng quá tiếc rẻ thức ăn thừaNhững món ăn nóng thường cũng chỉ dùng được trong khoảng 2 giờ. Bạn không nên tiếcmà để dành chúng cho những bữa ăn tiếp theo, chúng có thể sẽ trở thành mối nguy hiểmcho sức khỏe của bạn.

Tài liệu được xem nhiều: