Google 'so găng' Apple
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Google “so găng” Apple Google “so găng” Apple Apple muốn kiếm tiền từ quảng cáo, còn Google không muốn bỏ qua thị trường smartphone. Tham vọng của cả hai đang biến 2 đại gia công nghệ tưởng như “nước sông không phạm nước giếng” này thành đối thủ trực tiếp. Ngày 5.1 vừa qua, Google đã tiếp bước Apple lấn sang lĩnh vực smartphone với chiếc smartphone đầu tiên có tên Nexus One, chạy trên hệ điều hành Android do chính hãng này phát triển. Nexus One sẽ được chào bán qua các website bán lẻ do Google chọn lựa với khẩu hiệu “Mạng gặp điện thoại” (Web meets phone), có chút gì gợi nhớ đến câu khẩu hiệu của iPhone trước kia “Mạng internet trong túi bạn” (The internet in your pocket). Cùng ngày này, ngược lại, Apple lại tiếp bước Google bước vào lĩnh vực kinh doanh quảng cáo khi công bố mua lại công ty dịch vụ quảng cáo trên điện thoại Quattro Wireless với giá 275 triệu USD. Cuộc đua của 2 đại gia nổi tiếng thế giới về tính sáng tạo trong công nghệ này bắt đầu vào cuối năm 2007, khi Google công bố kế hoạch phát triển hệ điều hành Android, sau khi Apple vừa tung iPhone vào tháng Giêng năm đó. Và đến nay, cả hai đã bước vào giai đoạn mới với nhiều đòn cạnh tranh khốc liệt hơn. Với Nexus One, Google đã có thể thâm nhập vào cuộc chơi phần cứng, trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với iPhone. Ngược lại, với việc mua lại Quattro, mục tiêu của Apple là cạnh tranh với Google ở mảng công cụ tìm kiếm trên smartphone. Các lập trình viên của Apple đã tạo ra hơn 125.000 ứng dụng di dộng cho các sản phẩm của hãng này, gấp 7 lần so với các ứng dụng dành cho Android. Điều đó đã giúp iPhone nhanh chóng chiếm giữ 14% thị phần smartphone, so với 3,5% cho tổng tất cả các thiết bị sử dụng Android của Google, theo ước tính của Công ty Nghiên cứu Thị trường IDC. Tuy nhiên, các lập trình viên than phiền họ không thể kiếm được tiền do các ứng dụng này là miễn phí. Và điều đó khiến Apple phải nghĩ đến các chiến lược làm ra tiền từ quảng cáo. Để đạt được điều này, Apple cần có một mạng lưới các nhà quảng cáo và sở hữu một công nghệ quảng cáo. Mùa thu năm 2009, Apple dự kiến mua lại một phần Admob, một công ty tiên phong trong ngành công nghiệp quảng cáo di động mới hình thành. Nhưng trước khi Apple kịp đạt được thỏa thuận, Google đã chen ngang bỏ ra 750 triệu USD mua lại Admob. Thua trận đầu, Apple nhanh chóng chuyển sang Quattro Wireless, đối thủ gần nhất của Admob, và đã thành công. Công ty Nghiên cứu Thị trường Gartner ước tính, khoảng 924 triệu USD đã được chi cho hoạt động quảng cáo trên công cụ tìm kiếm di động toàn cầu năm vừa qua, ít hơn 2% tổng hoạt động quảng cáo internet. Và thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Khi giới thiệu hệ điều hành Android vào năm 2007, Google cho biết sẽ chỉ tập trung phát triển các phần mềm hệ thống, còn việc sản xuất thiết bị sẽ được giao cho các nhà sản xuất như Motorola và HTC. Thế nhưng, với sự xuất hiện của Nexus One, Google còn muốn nhiều hơn thế. “Doanh số, chất lượng và sự phong phú của các dòng điện thoại chạy trên hệ điều hành Android đã vượt quá sự mong đợi của chúng tôi”, Phó Chủ tịch phụ trách sản phẩm của Google ông Mario Querioz cho biết. “Nhưng chúng tôi muốn làm hơn thế nữa”, ông nói. Thị trường di động quá quan trọng nên Google không thể lệ thuộc vào các công ty khác. Cho nên, Google hy vọng Nexus One có thể trụ một chân trong thị trường này và từ đó Công ty có thể tự kiểm soát “số phận” của mình. Một số nhà phân tích tin rằng, trận chiến giữa Apple và Google sẽ khốc liệt hơn trong những tháng tới. Có thể Apple sẽ sớm quyết định “hất cẳng” chức năng tìm kiếm của Google ra khỏi iPhone, nhằm ngăn trở Google khỏi nguồn dữ liệu từ điện thoại di động, những thứ có thể được sử dụng để cải tiến hoạt động quảng cáo và công nghệ Android. Thay vào đó, Apple có thể sẽ ứng dụng trình duyệt tìm kiếm Bing của Microsoft, thậm chí cho ra đời công cụ tìm kiếm của riêng họ, thay vì tiếp tục hợp tác với Google. Rõ ràng Apple và Google đang đi tới ngày càng nhiều những mâu thuẫn. Android là một mối đe dọa tới việc kinh doanh của iPhone, sản phẩm chiếm hơn 30% doanh số của Apple. Trong khi đó, tìm kiếm trên điện thoại di động được kỳ vọng sẽ là thế lực mới trên thị trường công cụ tìm kiếm (mà Google đang thống trị). Theo dự đoán của ngân hàng đầu tư Piper Jaffray, chuyên đầu tư vào các công ty công nghệ, tìm kiếm trên điện thoại di động sẽ chiếm khoảng 23,5% trong tổng số các phương tiện tìm kiếm vào năm 2016, so với 5% hiện tại.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức thương hiệu chiến lược thương hiệu bí quyết marketing kĩ năng quản trị thương hiệu phát triển thương hiệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 sai lầm trong chiến lược quảng cáo
3 trang 357 0 0 -
28 trang 250 2 0
-
Giá trị vô hình của thương hiệu.
5 trang 229 0 0 -
Chương 8: Truyền thông marketing
43 trang 223 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 219 0 0 -
4 trang 218 0 0
-
Xây dựng nhãn hiệu mạnh bằng lý thuyết 9C
5 trang 153 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 133 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 129 0 0 -
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
6 trang 116 0 0 -
Engagement – Cách Quảng Cáo Mới
3 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Kế hoạch phát triển thương hiệu trà Ô Long Cao Sơn tại thị trường Việt Nam
28 trang 106 0 0 -
107 trang 93 0 0
-
'Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi' – Liệu có đúng ở thị trường Việt Nam?
4 trang 91 0 0 -
Narrow branding – Xây dựng thương hiệu hẹp
5 trang 90 0 0 -
Phân biệt giữa PR và quảng cáo
6 trang 81 0 0 -
9 trang 71 1 0
-
4 phương thức để tận dụng tốt mẫu quảng cáo hơn
3 trang 67 0 0 -
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 4 – ThS. Đặng Đình Trạm
37 trang 64 0 0 -
10 tips event marketing không thể bỏ qua
5 trang 58 0 0