Danh mục

Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị của Các Mác

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 109.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” được Các Mác viết từtháng Tám năm 1858 đến tháng Giêng năm 1859, đánh dấu một giai đoạnquan trọng trong việc hình thành khoa kinh tế chính trị macxít và hoàn thiệntriết học macxít. đây là một trong những tác phẩm thiên tài của Mác và cũnglà tác phẩm có tính chất nền tảng của chủ nghĩa Mác*. Trong phần Lờitựa**, Mác đã trình bày vắn tắt lịch sử của các công trình nghiên cứu củamình và nêu lên một cách kinh điển quan niệm duy vật về lịch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị của Các Mác NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ TRONG LỜI TỰA CUỐN GÓP PHẦN PHÊ PHÁN KHOA HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC MÁCTác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” được Các Mác viết từtháng Tám năm 1858 đến tháng Giêng năm 1859, đánh dấu một giai đoạnquan trọng trong việc hình thành khoa kinh tế chính trị macxít và hoàn thiệntriết học macxít. đây là một trong những tác phẩm thiên tài của Mác và cũnglà tác phẩm có tính chất nền tảng của chủ nghĩa Mác*. Trong phần Lờitựa**, Mác đã trình bày vắn tắt lịch sử của các công trình nghiên cứu củamình và nêu lên một cách kinh điển quan niệm duy vật về lịch sử. ở đó, ôngđã rút ra những kết luận hết sức quan trọng, có tính chất cách mạng đối vớilý luận cũng như thực tiễn. Lần đầu tiên, Mác đã trình bày những nguyên lýcủa chủ nghĩa duy vật lịch sử mà trước đó không tìm thấy trong một tácphẩm nào khác.Hội thảo khoa học kỷ niệm lần thứ 185 ngày sinh Các Mác vĩ đại (5. 5. 1818 - 5. 5.2003) Nguyễn Bá CườngTrường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Tiếp tục tư tưởng xuất phát trong “Hệ tư tưởng Đức”: “tiền đề đầu tiêncủa mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là:người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốnsống được thì trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vàithứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất trong những tưliệu sinh hoạt để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đờisống vật chất. Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi 1lịch sử mà (hiện nay cũng như hàng nghìn năm về trước) người ta phải thực hiệnhằng ngày, hằng giờ, chỉ để nhằm duy trì đời sống con người.” (1), Mác đi đếnkết luận: con người muốn sống và sáng tạo ra lịch sử thì trước hết phải sảnxuất vật chất. “Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế là conngười đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”(2). Để sản xuất vật chất - cơ sở cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội vàcũng là cơ sở hình thành nên tất cả các quan hệ xã hội khác - con người khôngthể không quan hệ với nhau. Đó là yêu cầu khách quan của sự nảy sinh và pháttriển của đời sống xã hội. Mác viết: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống củamình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ýmuốn của họ - tức những quan hệ sản xuất”(3). Những quan hệ đó của conngười là “những quan hệ nhất định” - không phải là những quan hệ bất kỳ nào,không phải là những quan hệ trừu tượng mà là những quan hệ được xác định,cụ thể, hiện thực - những quan hệ trong quá trình sản xuất ra đời sống xã hội.Những quan hệ đó không phải là những quan hệ tuỳ tiện, muốn thế nào cũngđược mà là những quan hệ tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý muốncủa con người và loài người. Sản xuất của cải vật chất, theo Mác, xét về tính chất của nó là sản xuất xãhội. Sản xuất của con người biệt lập là một sự trừu tượng không có nội dungvà không thể quan niệm được. Chính vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất của khoahọc xã hội macxít (chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị học) là nghiêncứu hình thức sản xuất xã hội. Chỉ bằng con đường đó mới có thể vạch ranhững thời đại phát triển lịch sử cơ bản của nhân loại và xác định vai trò củasản xuất vật chất trong sự phát triển mọi phương diện của đời sống xã hội. Quan điểm duy vật lịch sử đó của Mác đã cho chúng ta phương pháp nhậnthức tổng thể các quan hệ xã hội bằng cách “quy” các quan hệ tư tưởng về cácquan hệ vật chất, rồi từ các quan hệ vật chất rút ra các quan hệ sản xuất. Quan 2hệ sản xuất là những quan hệ đầu tiên, cơ bản nhất, xét đến cùng, quyết địnhtất cả các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó “hình thành sợi chỉ xuyên quatoàn bộ sự phát triển, sợi chỉ duy nhất có thể làm cho ta hiểu được sự pháttriển” của lịch sử xã hội. Nhưng “những quan hệ sản xuất của bất cứ xã hộinào cũng hợp thành một thể thống nhất” nên để hiểu được nó thì phải “việnđến tất cả những quan hệ khác của xã hội” (4). Chính việc rút ra những quan hệvật chất, theo Lênin, Mác đã cung cấp cho khoa học xã hội một tiêu chuẩn kháchquan để vạch ra ranh giới và phân biệt được cái cơ bản với cái phát sinh trongmạng lưới phức tạp của những hiện tượng xã hội. Con người không thể tiến hành sản xuất vật chất được nếu chỉ quan hệ vớinhau (quan hệ sản xuất), mà con người còn phải quan hệ với tự nhiên (nguồn cungcấp nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất) - biểu hiện ở lực lượng sản xuất vật chấtcủa xã hội***. Đó là quan hệ “kép”, hay theo Mác, là “quan hệ song trùng” mangtính khách quan, phổ biến trong lịch sử sản xuất vật chất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: