Danh mục

Góp phần tìm hiểu quá trình phát triển nhận thức của Đảng về đối ngoại trong 35 năm đổi mới (1986 - 2021)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Góp phần tìm hiểu quá trình phát triển nhận thức của Đảng về đối ngoại trong 35 năm đổi mới (1986 - 2021)" góp phần làm rõ quá trình phát triển nhận thức của Đảng về đối ngoại trong 35 năm đổi mới. Để đạt được những kết quả đó, nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển nhiều nhận thức mới của Đảng, trong đó có nhận thức về đối ngoại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp phần tìm hiểu quá trình phát triển nhận thức của Đảng về đối ngoại trong 35 năm đổi mới (1986 - 2021)KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” GÓP PHẦN TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ ĐỐI NGOẠI TRONG 35 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2021) Đào Duy Tùng Học viện Chính trị khu vực II Tác giả liên hệ: Đào Duy Tùng, email: daoduytung.hvctkv2@gmail.com Tóm tắt: Đường lối đối ngoại là một bộ phận trong đường lối lãnh đạo chung của Đảng. Ở mỗi giai đoạn cách mạng, đường lối đối ngoại đều có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và góp phần phục vụ đường lối chung. Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, “chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới... Đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 25). Cùng thành tựu chung của đất nước, công tác đối ngoại đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để đạt được những kết quả đó, nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển nhiều nhận thức mới của Đảng, trong đó có nhận thức về đối ngoại. Bài viết góp phần làm rõ quá trình phát triển nhận thức của Đảng về đối ngoại trong 35 năm đổi mới. Từ khóa: Đảng Cộng sản Việt Nam; đường lối đối ngoại 35 năm đổi mới; thành tựu đổi mới; nhận thức về đối ngoại thời kỳ đổi mới; đối ngoại Việt Nam.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ ĐỐI NGOẠITRONG 35 NĂM ĐỔI MỚI Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Đảng đã đề ra đườnglối đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu bằng việc đổi mới tư duy lý luận, trong đóbước đầu có một số thay đổi trong nhận thức về đối ngoại. Trên cơ sở nhận thứcđặc điểm nổi bật của tình hình thế giới là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đangdiễn ra mạnh mẽ sẽ đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất, Đại hộinhận định: “xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chếđộ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, 364).Đảng chủ trương phải đặc biệt coi trọng kết hợp các yếu tố dân tộc và quốc tế, cácyếu tố truyền thống và thời đại, sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương 569TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGmại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với các nước ngoài hệ thống xã hội chủnghĩa, với các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nướcngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Sau gần hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tháng 5/1988, Bộ Chính trịban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hìnhmới. Nghị quyết có những nhận định quan trọng như: Nền kinh tế thế giới ngàycàng quốc tế hóa; khả năng đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thế giới không ngừng tănglên; cách mạng khoa học kỹ thuật và các bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất thếgiới đã đặt ra cho các nước thuộc cả hai hệ thống nhiều vấn đề cấp bách phải giảiquyết; xu thế đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chếđộ khác nhau ngày càng phát triển; Châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành mộttrung tâm năng động nhất về kinh tế, chính trị. Theo đó, Nghị quyết đã đề ra chủtrương kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấutranh và hợp tác, cùng tồn tại hòa bình; lợi dụng sự phát triển của cách mạng khoahọc - kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới để tranh thủ vị trí có lợinhất trong phân công lao động quốc tế; kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốctế, ra sức đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Đây là bước phát triển trong nhận thứccủa Đảng về nhiều vấn đề then chốt thuộc lĩnh vực đối ngoại như: quan hệ chínhtrị quốc tế, mục tiêu đối ngoại, đoàn kết quốc tế và tập hợp lực lượng trong quan hệquốc tế của Việt Nam. Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị có giá trị như mộtcương lĩnh đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991), tiếp tục chủ trương mở rộng quan hệ đốingoại. Đại hội khẳng định: “Hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước,không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc cùng tồntại hòa bình” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007, 114), với phương châm “Việt Nammuốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độclập và phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007, 49). Nhiệm vụ đối ngoại bao trùmlà giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuậnlợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phầntích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ. Đại hội VII còn nhấn mạnh: cần nhạy bén và dự báo được nhữngdiễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế để có những chủtrương đối ngoại phù hợp. 570KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996), tiếp tục khẳng định mở rộng quan hệquốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực vàquốc tế. Đồng thời chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và cácđảng khác; mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chínhphủ. Đặc biệt, lần đầu tiên, trên lĩnh vực kinh tế, tại Đại hội VIII, Đảng đưa ra chủtrương “thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài” (Đảng Cộng sảnViệt Nam, 2015, 375). Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) đề ra chủ trương chủ động hội nhập kinhtế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực. Trên cơ sở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: