Danh mục

Góp thêm một số tư liệu về bối cảnh du nhập và sự ra đời tờ báo đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.03 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phật giáo Nam tông Kinh du nhập Việt Nam từ cuối thập niên 30 của thế kỷ XX. Nói đến công khai sơn, phá thạch để cho Phật giáo Nam tông Kinh được hiện diện trên đất nước Việt Nam là nói đến công lao của các kiều bào, cư sĩ và Phật tử, như: Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, Huệ Nghiêm, Cả Thạnh, Nguyễn Phát Phước, cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu, Văn Công Hương, Ba Lý, Sáu Hoa, Ba Diên,... Và cũng thông qua vai trò của các cư sĩ, Phật tử hữu công này mà tờ Ánh sáng Phật pháp - Tờ báo đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam đã được ấn hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp thêm một số tư liệu về bối cảnh du nhập và sự ra đời tờ báo đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh Việt NamNghiên cứu Tôn giáo. Số 10 – 2018 3DƯƠNG THANH MỪNG* GÓP THÊM MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ BỐI CẢNH DU NHẬP VÀ SỰ RA ĐỜI TỜ BÁO ĐẦU TIÊN CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH VIỆT NAM Tóm tắt: Phật giáo Nam tông Kinh1 du nhập Việt Nam từ cuối thập niên 30 của thế kỷ XX. Nói đến công khai sơn, phá thạch để cho Phật giáo Nam tông Kinh được hiện diện trên đất nước Việt Nam là nói đến công lao của các kiều bào, cư sĩ và Phật tử, như: Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, Huệ Nghiêm, Cả Thạnh, Nguyễn Phát Phước, cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu, Văn Công Hương, Ba Lý, Sáu Hoa, Ba Diên,... Và cũng thông qua vai trò của các cư sĩ, Phật tử hữu công này mà tờ Ánh sáng Phật pháp - Tờ báo đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam đã được ấn hành. Từ khóa: Nam tông; Phật giáo; báo chí; Việt Nam. 1. Bối cảnh du nhập Phật giáo Nam tông Kinh vào Việt Nam Có thể nói rằng, Phật giáo Nam tông Kinh du nhập vào Việt Namthông qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó, ảnh hưởng trực tiếpvà sâu đậm nhất có thể nói là qua vai trò của một nhóm cộng đồng cưdân người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Campuchia. Trong cùngthời gian và cùng khung tham chiếu này, Phật giáo Việt Nam cũngnhư Phật giáo Campuchia đều chịu nhiều biến động khá quan trọng.Sự chuyển mình của Phật giáo qua công cuộc chấn hưng chính là cơsở để cho Phật giáo Nam tông Kinh ươm mầm, bén rễ trên đất nướcViệt Nam. Thứ nhất, tại Campuchia, trước khi tiến hành công cuộc canh tân,Phật giáo ở vương quốc này cũng buộc phải tổ chức theo mô hình củamột nhà nước thế tục (nghiên cứu của Pascal Bourdeaux, Léopold* Phòng Quản lý Di sản Văn hóa, Bảo tàng Đà Nẵng.Ngày nhận bài: 17/9/2018; Ngày biên tập: 24/9/2018; Ngày duyệt đăng: 05/10/2018.4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 – 2018Cadière). Hoạt động của các nhà sư trong nước đều phải đặt dướiquyền quản lý của vua Campuchia là Sisowath (sau đó là vuaSisowath Monivong). Chư tăng phải đến thủ đô Phnom Penh học đểlấy văn bằng Phật học, để được cấp thẩm quyền hành đạo và hoằngpháp. Bên cạnh đó, chùa chiền xây dựng xong phải trình lên vua Sãi(Sangha-raja) để xin phép đặt tên. Chư tăng trong nước phải thành lậpHội đồng Kỷ luật Sư để liên lạc với Vua Sãi, đồng thời, giúp vua quảnlý các hoạt động Phật sự chung trong tỉnh. Cơ cấu nhân sự của Hộiđồng Kỷ luật Sư gồm: 1 vị Mêkon - nghĩa là vị Sãi cả (chư tăng) đượctập thể tăng ni, Phật tử bầu ra để quản lý 1 tỉnh, thay mặt chư tăngtrong tỉnh giao thiệp với chính quyền địa phương về mọi phương diện;1 hoặc 2 vị Balakon - Phó Sãi Cả, có nhiệm vụ diễn giảng giáo lý chocác tỳ kheo, sa di, Phật tử và học tăng, phụ trách việc tổ chức các nghilễ tại chùa, sửa chữa và tu bổ chùa chiền; 1 vị Vineythorkon, phụ tráchvề giới luật trong tăng chúng; 1 vị Sammouhakon, phụ trách về vănkhố; 1 vị Lêkhathika là thư ký; vài vị Anoukon là người đại diện choSải cả ở mỗi quận trong từng tỉnh...2 (trước năm 1945, Phật giáo Namtông Khmer Việt Nam cũng chịu sự quản lý chung của Vua Sãi. Dođó, cơ cấu tổ chức cũng được thành lập tương tự như trên). Sự quản lýchặt chẽ của triều đình, những bất ổn của đời sống xã hội, kèm theo làquá trình xâm lược, đặt ách thống trị của thực dân Pháp, sự va chạmvới các thành tựu của nền văn hóa, văn minh phương Tây đã làm choPhật giáo Campuchia bộc lộ nhiều yếu tố bất cập. Và đây cũng chínhlà thực trạng chung mà Phật giáo ở nhiều nước châu Á cũng như ViệtNam gặp phải lúc này. Tuy nhiên, ở một góc độ khách quan và tích cực hơn, sự xuất hiệncủa các giá trị văn hóa, văn minh phương Tây đã tạo ra cho Phật giáonhiều cơ hội trải nghiệm mới. Đó là sự cọ xát, khảo nghiệm với cáctôn giáo lớn, như: Công giáo, đạo Tin Lành và các triết thuyết từ tràolưu tư tưởng Triết học Ánh sáng để làm giàu hơn, phong phú hơn tưtưởng - văn hóa Phật giáo, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức, cũng nhưkhẳng định tính ưu việt của mình. Cũng trong giai đoạn này, nhiều nhànghiên cứu, như H. S. Olcott (người Mỹ), H. P. Blavatsky (ngườiNga), Arnold Edwin, Brewster, Wieger (người Anh), Oldonberg, MaxDương Thanh Mừng. Góp thêm một số tư liệu… 5Weber (người Đức)3,… đã dành công sức và trí tuệ nghiên cứu vềPhật giáo và kết quả là nhiều công trình đã được công bố rộng rãi ởtầm mức quốc tế. Đi cùng với những thành tựu nêu trên, đó là nhữngkết quả đạt được từ quá trình hoằng dương Phật pháp của nhiều nhà sưsống tại các nước Âu - Mỹ. Chính từ những nhân tố chủ quan vàkhách quan như vậy đã thúc đẩy phong trào chấn hưng Phật giáo hìnhthành tại nhiều nước châu Á, như: Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Hoa, NhậtBản, Thái Lan,... Cũng chính từ đây, báo chí Phật giáo ra đời ở nhiềunước. Sớm nhất có thể kể đến là tờ Tuần san “San-darasa” bằng tiếngSinha ...

Tài liệu được xem nhiều: