Thời phong kiến ở Việt Nam, chính quyền phong kiến thường chủ trương hạn chế ngoại thương, kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu vì mục đích quốc phòng. Tuy nhiên, trong những bối cảnh lịch sử nhất định, chính quyền phong kiến vì những quyền lợi chính trị và kinh tế đã tỏ ra ưu đãi và tạo điều kiện để thương nhân người Hoa phát huy năng lực và phát triển thế lực kinh tếmạnh mẽ của mình. Giao lưu kinh tế Việt-Hoa nhờ đó đã đóng góp vai trò quan trọng trong thời phong kiến ở Việt Nam, đồng thời để lại những bài học lịch sử cho ngày nay về quản lý kinh tếnhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp thêm nhận định về giao lưu kinh tế Việt - Hoa ở Việt Nam thời phong kiếnTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHTẠP CHÍ KHOA HỌCHO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATIONJOURNAL OF SCIENCEKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNSOCIAL SCIENCES AND HUMANITIESISSN:1859-3100 Tập 14, Số 5 (2017): 126-133Vol. 14, No. 5 (2017): 126-133Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vnGÓP THÊM NHẬN ĐỊNH VỀ GIAO LƯU KINH TẾ VIỆT-HOAỞ VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾNTrần Thị Thanh Thanh1*, Trương Anh Tài212Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí MinhHội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí MinhNgày Tòa soạn nhận được bài: 10-02-2017; ngày phản biện đánh giá: 03-4-2017; ngày chấp nhận đăng: 25-5-2017TÓM TẮTThời phong kiến ở Việt Nam, chính quyền phong kiến thường chủ trương hạn chế ngoạithương, kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu vì mục đích quốc phòng. Tuy nhiên, trong những bốicảnh lịch sử nhất định, chính quyền phong kiến vì những quyền lợi chính trị và kinh tế đã tỏ ra ưuđãi và tạo điều kiện để thương nhân người Hoa phát huy năng lực và phát triển thế lực kinh tếmạnh mẽ của mình. Giao lưu kinh tế Việt-Hoa nhờ đó đã đóng góp vai trò quan trọng trong thờiphong kiến ở Việt Nam, đồng thời để lại những bài học lịch sử cho ngày nay về quản lý kinh tếnhà nước.Từ khóa: giao lưu kinh tế, thời phong kiến, quan hệ Việt- Hoa.ABSTRACTSome additional considerations on economic exchangesbetween Vietnam and China in feudal timeIn feudal time, Vietnamese dynasties maintained the policy of restricting foreign trade andhaving close control of the country border crossings for the state defense. However, in certainhistorical contexts, Vietnam feudal governments, due to their political and economic interests,favored and created good conditions for Chinese merchants in enhancing and developing theireconomic forces. The economic exchanges between Vietnam and China thus played an importantrole in the feudal time as well as gave precious historical lessons of government economicmanagement for the present day.Keywords: economic exchanges, feudal time, relationship between Vietnam and China.1.Mở đầuTrong lịch sử, các vương triềuphong kiến Trung Hoa đã phát động nhiềucuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vớimưu đồ thôn tính, hòng biến Việt Namthành quận huyện của Trung Quốc. Nhữngcuộc chiến tranh ấy cuối cùng đều kết thúcbằng thắng lợi của Việt Nam. Nhân dânViệt Nam đã giữ vững được nền độc lập*Email: t4196hcm@gmail.com126và chủ quyền dân tộc. Ngoài những thời kìchiến tranh với Trung Hoa, như các cuộckháng chiến dưới triều Tiền Lê năm 981và dưới triều Lý những năm 1075-1077chống giặc Tống, 3 lần kháng chiến dướitriều Trần chống giặc Mông-Nguyên (lần1 vào năm 1258, lần 2 vào năm 1285, lần3 vào các năm 1287-1288), chiến tranhgiải phóng của phong trào Lam Sơn chốngTẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMnền đô hộ của giặc Minh (1418-1427),phong trào Tây Sơn và hoàng đế QuangTrung đại phá quân Thanh xâm lược năm1789..., Việt Nam đã có những năm thánghòa bình lâu dài, có mối quan hệ giao hảovới Trung Quốc, được gọi là những thời kì“bang giao hảo thoại”. Trong quan hệ giaohảo đó, giao lưu kinh tế Việt-Hoa ở ViệtNam đã có một vai trò quan trọng.2.Biểu hiện và vai trò của giao lưukinh tế Việt-Hoa ở Việt Nam thời phongkiếnTừ ngàn xưa, nhiều kĩ thuật tiến bộtrong sản xuất nông nghiệp, thủ côngnghiệp được tiếp thu từ Trung Hoa đã làmphong phú kho tàng kinh nghiệm sản xuấtcủa nhân dân: việc trị thủy và làm thủylợi, việc sử dụng sức kéo trâu bò, việcdùng các loại phân bón ruộng... đã gópphần đáng kể nâng cao năng suất trồnglúa, mỗi năm trồng được hai vụ vào mùahè và mùa đông. Đồng tiền được đúc ởViệt Nam thời phong kiến nhằm khẳngđịnh tính chính thống của triều đại cầmquyền và đáp ứng nhu cầu thông thương,thường phỏng theo cách đúc và hình dángcủa tiền Trung Hoa. Đồng tiền có hìnhtròn, lỗ tiền hình vuông. Trên một mặt tiềncó bốn chữ Hán, hai chữ đầu là niên hiệunhà vua, chẳng hạn, đời Lý Thái Tổ đúctiền Thuận Thiên đại bảo (1010-1028),Thuận Thiên nguyên bảo (1010-1028); đờiLý Thái Tông đúc tiền Thiên Thànhnguyên bảo (1028-1034), Càn Phù nguyênbảo (1039-1042); đời Lý Anh Tông đúctiền Đại Định thông bảo (1140-1163),Thiên Cảm thông bảo (1174-1175); đời LýTrần Thị Thanh Thanh và tgkCao Tông đúc tiền Thiên Tư thông bảo(1186-1202), Trị Bình thông bảo (12051210)... Những đồng tiền thời Đường,Tống của Trung Hoa được tìm thấy ở mộtsố nơi tại các tỉnh miền núi của Việt Namngày nay góp phần chứng tỏ có hoạt độngmậu dịch giữa đồng bằng và miền núi,giữa Việt Nam và Trung Hoa.Việc phát triển nghề thủ công, hìnhthành các nghề mới cũng phản ánh mốiquan hệ kinh tế Việt-Hoa. Trong cácchuyến đi sứ sang Trung Hoa, nhiều vị sứthần Việt Nam tranh thủ học tập nhiềukinh nghiệm sản xuất, biết thêm nhiềunghề mới về truyền dạy cho nhân dân, nhưnghề thêu, làm lọng, làm men gốm, gòđồng, chạm khắc vàng bạc.. ...