Chân dung GS. - nhạc sỹ Lưu Hữu PhướcCó lẽ không phải ai cũng được biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước xưa kia lại là sinh viên Trường Y - Dược, một thành viên của Đại học Đông Dương vào những năm 1940 - 1944 và cũng chính tại nơi đây ông bắt đầu tham gia cách mạng trong phong trào thanh niên - sinh viên yêu nước để rồi trở thành một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Ông đã cống hiến cả cuộc đời, tài năng cho đất nước và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GS. LƯU HỮU PHƯỚC – CÂY ĐẠI THỤ TRONG NỀN ÂM NHẠC CÁCH MẠNG VIỆT NAM GS. LƯU HỮU PHƯỚC – CÂY ĐẠI THỤ TRONG NỀN ÂM NHẠC CÁCH MẠNG VIỆT NAM Chân dung GS. - nhạc sỹ Lưu Hữu Phước Có lẽ không phải ai cũng được biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước xưa kia lại là sinhviên Trường Y - Dược, một thành viên của Đại học Đông Dương vào những năm 1940- 1944 và cũng chính tại nơi đây ông bắt đầu tham gia cách mạng trong phong tràothanh niên - sinh viên yêu nước để rồi trở thành một trong những cây đại thụ của nềnâm nhạc cách mạng Việt Nam. Ông đã cống hiến cả cuộc đời, tài năng cho đất nước vàđã để lại cho chúng ta một sự nghiệp âm nhạc lớn lao, đa dạng, bao gồm nhiều thể loạitừ những bài hát lịch sử hào hùng, những hành khúc hoành tráng, những ca cảnh,những bản nhạc múa cho đến những vở nhạc kịch cuối đời... Sinh ngày 12.9.1921, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước lớn lên tại quê nhà - huyện ÔMôn, tỉnh Cần Thơ. Thuở nhỏ được cha cho học đàn kìm, về sau có chơi cảmandoline, guitare và tự học lý thuyết âm nhạc. Vào năm 1940 khi còn là học sinhTrường Trung học Pétrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong, thành phố Hồ ChíMinh), Lưu Hữu Phước đã sáng tác Hành khúc của thanh niên Nam Kỳ với mục đíchcổ vũ tinh thần đoàn kết yêu nước nhân phong trào học sinh đang được phát động. Bước ngoặt của cuộc đời ông bắt đầu từ sau khi đỗ tú tài, Lưu Hữu Phước cùngvới người bạn nổi tiếng Mai Văn Bộ lên tàu hoả ra Hà Nội để học tiếp bậc đại học.Dọc đường, ông có dịp được ngắm nhìn nhiều phong cảnh của đất nước và thực sựchưa bao giờ ông cảm nhận được tâm hồn và cái đẹp của quê hương một cách sâu sắcđến như vậy. Tinh thần yêu nước, yêu đồng bào lại càng được khơi dậy trong tâm trícủa người thanh niên miền Nam mới ra Bắc lần đầu tiên đã cảm thấy như mình đượctrở về với quê nhà. Bắt đầu ý thức hướng về cội nguồn được nhen nhóm trong trái timcủa ông qua ký ức ôn lại những chiến công oanh liệt của tổ tiên ta trong những cuộcđấu tranh chống ngoại xâm, những địa danh linh thiêng: Thăng Long, Đông Đô, BạchĐằng, Chi Lăng..., những di tích lịch sử vẻ vang rải khắp miền Bắc, tất cả đã đem lạicho ông những cảm xúc mãnh liệt để từ đó sáng tạo nên những tác phẩm âm nhạc cósức lôi cuốn mạnh mẽ, thúc giục và động viên tinh thần yêu nước của nhân dân, đặcbiệt là tầng lớp thanh niên, tiến lên theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc vìđộc lập, tự do và thống nhất đất nước... Những năm là sinh viên ở Hà Nội, Lưu Hữu Phước được sống trong bầu khôngkhí sôi sục của cuộc đấu tranh chính trị giữa phong trào yêu nước của nhân dân ta vớithực dân Pháp đang diễn ra, được chứng kiến những sự kiện trọng đại có liên quan đếnvận mệnh dân tộc, từ việc Pháp đầu hàng phát xít Đức, thực dân Pháp ở Đông Dươngđầu hàng phát xít Nhật đến hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ bị đàn áp khốcliệt. Trong phong trào hưởng ứng chủ trương hướng về nguồn, sinh viên đã tổ chứcnhiều đoàn xe đạp đi thăm viếng những di tích lịch sử nhằm bồi dưỡng nâng cao tinhthần dân tộc, đấu tranh chống ngoại xâm. Từ những chuyến đi thâm nhập thực tế độcđáo và đầy ý nghĩa ấy, Lưu Hữu Phước đã sáng tác được nhiều ca khúc nổi tiếng nhưBạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng, Hát giang trường hận (sau đổi tên là Hồn tửsĩ), Hờn sông Gianh, Người xưa đâu tá và Hội nghị Diên Hồng là đỉnh cao củathể loại bài hát về đề tài lịch sử. Một sự kiện quan trọng nữa là cuộc hành hương về Đền Hùng nhân ngày Giỗ tổHùng Vương (năm 1942), dấy lên phong trào sinh viên từ bỏ mộng học giỏi đỗ cao đểlàm quan cho thực dân Pháp, đồng lòng quyết tâm trau dồi ý thức cứu dân, cứu nước,sẵn sàng tiến lên đáp lời sông núi khi Tổ quốc cần. Lần đầu tiên bài hát Tiếng gọisinh viên tựa như một lời hiệu triệu đanh thép, hào hùng do một dàn hợp xướng mấychục người trình diễn được vang lên ở chân núi Nghĩa Lĩnh trong một đêm lửa trại lịchsử (Bài hát này chính gốc là Bài hát kêu gọi khởi nghĩa được sáng tác năm 1940 saucuộc khởi nghĩa Nam Bộ bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, về sau được đặt lời mớidành cho phong trào sinh viên để dễ được phổ biến). sau đổi tên thành Tiếng gọi thanh niên là một chính ca bất hủ nhanh chónglan rộng từ Bắc chí Nam, theo sự lớn mạnh của phong trào sinh viên yêu nước, gópphần mạnh mẽ đánh bại mưu đồ của thực dân Pháp hòng làm lung lạc ý chí cách mạngcủa thanh niên ta thời bấy giờ bằng bài hát có tên gọi Maréchal, nous voilà! (Thưathống chế, có chúng tôi sẵn sàng). Một sự kiện gây ấn tượng mạnh đối với mọi người là trong khi các bản nhạchùng tráng của Lưu Hữu Phước đang lần lượt vang lên trong khí thế cách mạng trànngập trên cả nước thì vở ca kịch Tục lụy của ông được trình diễn tại Nhà hát lớn HàNội ngày 21.3.1943, minh chứng thêm tài năng của ông trong lĩnh vực âm nhạc trữtình, lãng mạn, giàu bản sắc dân tộc, với bút pháp bay bổng độc đáo. Năm 1944, Lưu Hữu Phước được Mặt trận Việt Minh giao nh ...