Có lẽ Huế là một nơi dù gần trên mạng vẫn là xa xôi trên địa lý, lẫn trong tâm tưởng những người quan tâm nghệ thuật (dù các nghệ sĩ ở Huế đã nỗ lực rất nhiều để trở nên một thứ đương đại đặc biệt – một thứ gì đó pha trộn giữa truyền thống lẫn thật phá cách). Chính vì thế nên thư Trần Tuấn gửi người đọc, giải thích vì sao anh chậm trễ, đã không nhận được nhiều phản hồi. Kể cả câu hỏi đầy tính thách thức của anh: “Riêng việc Mây biến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gửi Trần Tuấn, giống hay không giống…
Gửi Trần Tuấn, giống hay
không giống…
.
Có lẽ Huế là một nơi dù gần trên mạng vẫn là xa xôi trên địa lý, lẫn
trong tâm tưởng những người quan tâm nghệ thuật (dù các nghệ sĩ ở
Huế đã nỗ lực rất nhiều để trở nên một thứ đương đại đặc biệt – một
thứ gì đó pha trộn giữa truyền thống lẫn thật phá cách).
Chính vì thế nên thư Trần Tuấn gửi người đọc, giải thích vì sao anh
chậm trễ, đã không nhận được nhiều phản hồi.
Kể cả câu hỏi đầy tính thách thức của anh: “Riêng việc Mây biến thể
có giống Khối U hay không thì tôi xin phép, nhờ ai đó soi kỹ và trả lời
giúp tôi. Tôi xin hậu tạ một chầu cafe, hoặc sữa chua mật ong tại Then
gallery cafe, nơi mà tôi đang làm một chân lon ton để kiếm sống,” cũng
không thấy được phản hồi hay bị ném đá, như trường hợp các nghệ sĩ ở
hai trung tâm lớn của Việt Nam – Sài Gòn hay Hà Nội – nếu họ đặt ra
như thế trên Soi, một nơi mà các dũng sĩ diệt Nhái vẫn rập rình từng
giây phút.
Nhưng Trần Tuấn không nên vì thế – không thấy ai phản hồi, phản đối
– mà nghĩ rằng Mây Biến Thể không giống Khối U.
Câu hỏi của anh em nghệ sĩ Thanh & Hải (ta có thể tin rằng, nếu người
em hỏi thì câu hỏi đó cũng có trong não người anh, hoặc ngược lại) về
sự giống nhau giữa hai tác phẩm là cực kỳ chính xác và thẳng thắn.
Mây Biến Thể gần như là sinh đôi của Khối U, cả về mặt tạo hình lẫn
chất liệu. Chính Trần Tuấn trong cuộc tọa đàm cũng đã thừa nhận điều
này. Nếu lấy nguyên văn bài trên Soi (và cho đến nay vẫn không thấy
Trần Tuấn cmt phản đối) thì anh đã nói: “Thực ra đây là tác phẩm
trùng về ý niệm và phong cách, chất liệu, còn ý đồ thì có khác bởi nó
báo động và chuyển tải thông điệp bảo vệ môi trường có tầm vóc sâu
rộng hơn”.
Tác phẩm “Khối U” trong Festival Huế 2010. (Ảnh do Thế Sơn chụp.)
Mây biến thể, 2012
Nhưng người ta phải sửng sốt khi vài hôm sau, anh đã thách thức ai đó
soi kỹ và trả lời giúp anh rằng hai tác phẩm giống nhau thế nào.
Nếu Trần Tuấn nói hai tác phẩm giống nhau hết, chỉ khác nhau về mặt
ý đồ, thì có gì khác không khi ta vẽ hai bức trâu và người ngửa mặt
nhìn trời, giống nhau hoàn toàn về mặt tạo hình, chất liệu, màu sắc, chỉ
khác ở chỗ ý đồ: một bức dùng để quảng cáo cho quán thịt trâu nhúng
hèm, còn một bức lại được Ủy ban Bảo vệ Trâu Bò dùng làm poster
truyên truyền chống giết mổ?
*
Tôi, dù có nói thế nào, vẫn phải công nhận Mây Biến Thể của Trần
Tuấn là đẹp, và ý đồ là hay: khi đặt trên hồ Tịnh Tâm, nhất là trong
buổi chiều chạng vạng, tác phẩm làm người ta phải dừng mắt lâu hơn
trên mặt hồ. Những giây dừng lại lâu hơn ấy sẽ có tác dụng rất lớn, vì
chẳng phải mọi hành động lớn đều xuất phát từ những giây suy nghĩ
thấu đáo hơn sao? Không có Mây Biến Thể, hồ Tịnh Tâm đã bẩn vẫn
bẩn, càng không ai muốn nhìn. Cảm ơn Trần Tuấn và giám tuyển Trần
Lương.
“Mây biến thể” trên hồ Tịnh Tâm lúc chạng vạng
Dùng lại một ý tưởng cũ (về tạo hình, chất liệu) cũng chẳng có sao hết.
Mất một năm để tính cách đưa cho một khối kim loại nổi đẹp trên mặt
hồ cũng là một thời gian cần phải có. Nhưng thách thức “ai đó soi kỹ
và trả lời” xem hai tác phẩm giống nhau ở đâu là một bước quá đà của
Trần Tuấn. Nếu chính anh còn không thấy chúng giống nhau ở đâu, ta
có thể tin tưởng rằng trong tương lai anh sẽ còn làm mấy chục cái Mây
Biến Thể hay Khối U, đủ mọi kích thước, nhưng cùng hình dáng, vật
liệu, cái thì dùng cho Hội Phòng chống U Bướu, cái thì dùng đánh động
việc dùng thực phẩm biến đổi gien, cái thì dùng cho Hội nuôi Mực.
Mục đích khác nhau thì tác phẩm thành khác nhau, có phải thế không
thưa anh Trần Tuấn?
Và ta không khỏi buồn cười khi đến cuối bài Trần Tuấn nói về việc
mình đang làm một chân lon ton tại cà phê Then để kiếm sống. Ba chữ
“để kiếm sống” nghe như một khổ nhục kế hơn là một lời giễu cợt mà
anh có ở đầu bài. Nghĩ mà thấy buồn, bản lĩnh của nghệ sĩ là thế này
sao? Để người ta thương anh mà không “ném đá” lại à? Phẩm chất của
dân tộc ta vẫn là nhân hậu, thương người. Là nghệ sĩ, có lẽ càng nên
hiểu điều đó để khi cần có thể đem ra vận dụng.