Danh mục

Hạ đường huyết ở người bị đái tháo đường - Một biến chứng nguy hiểm thường gặp tại gia đình

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.96 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ đường máu thấp hơn nhu cầu tối thiểu để nuôi dưỡng cơ thể, gây tổn thương các cơ quan, trong đó tế bào não là cơ quan bị ảnh hưởng sớm và nặng nhất. Hạ đường huyết là một tình huống cấp cứu bởi nó có thể diễn biến nhanh chóng đến hôn mê, có thể gây tử vong, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang lại kết quả rất khả quan. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hạ đường huyết ở người bị đái tháo đường - Một biến chứng nguy hiểm thường gặp tại gia đình Hạ đường huyết ở người bị đái tháo đường - Một biến chứng nguy hiểm thường gặp tại gia đình Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ đường máu thấp hơn nhu cầu tối thiểu để nuôi dưỡng cơ thể, gây tổn thương các cơ quan, trong đó tế bào não là cơ quan bị ảnh hưởng sớm và nặng nhất. Hạ đường huyết là một tình huống cấp cứu bởi nó có thể diễn biến nhanh chóng đến hôn mê, có thể gây tử vong, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang lại kết quả rất khả quan. Nguyên nhân Hạ đường huyết là biến chứng nặng, tiềm ẩn khi điều trị bệnh đái tháo đường, nhất là ở người già hoặc bệnh ở giai đoạn đã có các biến chứng khác. Một số nguyên nhân thường gặp là: Do thuốc: thường do quá liều insulin hoặc sulfamid hạ đường huyết. ở giai đoạn đầu của điều trị, mức đường huyết chưa ổn định, nên điều trị với liều thấp, thăm dò liều có tác dụng và tăng liều từ từ. Ðặc biệt ở bệnh nhân dùng insulin, rất dễ có nguy cơ xảy ra hạ đường huyết. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra trên bệnh nhân uống thuốc sulfamid hạ đường huyết, nguy cơ cao nhất về đêm. Vì vậy, để tránh tình huống này, người ta khuyên nên dùng nhóm thuốc glitazon như avandia chẳng hạn. - Do chế độ ăn: do giảm ăn, ăn trễ giờ, mệt mỏi không ăn được hoặc bỏ bữa ăn. Có bệnh nhân đái tháo đường chế độ ăn quá kiêng khem, có khi hạn chế gần như tuyệt đối chất đường hoặc không đủ năng lượng. Sự thay đổi chế độ ăn thái quá này là nền tảng để xuất hiện hạ đường huyết khi bệnh nhân dùng thuốc. Bệnh nhân đái tháo đường phải ăn một lượng thức ăn ổn định, ăn đều đặn, đúng giờ và phải giảm liều thuốc nếu ăn không đủ định lượng thức ăn định sẵn. - Do vận động thể lực quá mức: người đái tháo đường đang dùng thuốc, người ăn chế độ ăn kiêng phải ăn thêm chất bột trước khi vận động thể lực. - Do các bệnh phối hợp: thường gặp là rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy), bệnh nhân bị suy thận, bệnh ở dạ dày, tá tràng, bệnh nội tiết khác... - Do uống rượu quá nhiều, nhất là uống rượu không ăn. Ðối với bệnh nhân đái tháo đường, đừng uống thêm nhiều rượu. Sử dụng một số thuốc làm mất triệu chứng báo hiệu hạ đường huyết: như thuốc chẹn B giao cảm, thuốc giãn mạch vành. Thai nghén, nhất là 3 tháng đầu. Những triệu chứng thường gặp Hạ đường huyết thường xảy ra giữa các bữa ăn hoặc gần bữa ăn, nhất là khi bụng đói, ban đêm khi ngủ, thường khởi phát từ từ. Lúc đầu bệnh nhân có cảm giác đói bụng, đau co thắt vùng mũi ức, có thể buồn nôn hoặc tiêu chảy. Người bệnh cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, toát mồ hôi, tay chân lạnh, đau vùng trước tim rồi cảm thấy khó thở. Dần dần, bệnh nhân thấy không yên trong người, không tập trung tư tưởng, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu liên tục hay từng cơn. Nặng hơn, bệnh nhân nhìn đôi, chuột rút, vã mồ hôi, ớn lạnh hoặc rét run. ở người lớn tuổi bị hạ đường huyết thường có biểu hiện rối loạn về ứng xử, thay đổi tính tình, có khi lú lẫn. Ở giai đoạn nặng, có 4 bệnh cảnh hay gặp là lú lẫn, kích động. Có thể liệt nửa người, liệt một tay hoặc một chân. Bệnh nhân có thể co giật ở tay, chân, mặt. Cứng hàm là dấu chứng báo hiệu hạ đường huyết ở mức độ tương đối nặng, dễ nhầm với bệnh uốn ván. Bệnh nhân lơ mơ rồi đi vào hôn mê, tăng phản xạ gân xương, vã mồ hôi nhiều. Nếu hạ đường huyết kéo dài, hôn mê sâu có co cứng, rối loạn nhịp thở dẫn đến tử vong, nhất là cơn hạ đường huyết xảy ra ban đêm. Xử trí cấp cứu Nếu bệnh nhân còn tỉnh: cho uống ngay một, hai cốc nước đường hoặc các thức uống chứa đường. Không dùng loại đường hóa học dành riêng cho người đái tháo đường. Nếu bệnh nhân trong tình trạng hôn mê: Tiêm chậm tĩnh mạch 2-50ml dung dịch glucoza ưu trương 20% hoặc 30%. Có thể tiêm lặp lại cho đến khi bệnh nhân tỉnh trở lại. Nếu điều trị sớm, kịp thời, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng gì. Tiến triển phụ thuộc vào điều trị kịp thời hay không. Lưu ý rằng nếu bệnh nhân dùng thuốc có tác dụng kéo dài thì bệnh lý có thể kéo dài. Ðiều quan trọng là sau đó phải theo dõi đường máu ít nhất trong 24 giờ. Dự phòng Bác sĩ điều trị nên hướng dẫn cho bệnh nhân và thân nhân về triệu chứng và cách xử trí hạ đường huyết ngay từ lần đầu tiên đến khám bệnh. Khuyên bệnh nhân luôn mang theo người các thức uống có chứa đường. Mỗi gia đình bệnh nhân luôn có ống thuốc glucoza 30% và bơm tiêm. Không nên áp dụng tiêu chuẩn cân bằng đường huyết lý tưởng cho bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Với bệnh nhân đái tháo đường, nên mang giấy tờ cần thiết để chứng minh bệnh và nội dung cần giúp đỡ khi bị hạ đường huyết ở những nơi công cộng. Khi dùng thuốc hạ đường huyết nhất thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, cách thức dùng thuốc. ...

Tài liệu được xem nhiều: