Hà Giang - 30 năm tái lập qua những con số thống kê
Số trang: 200
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.85 MB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung chính của cuốn sách "Hà Giang - 30 năm tái lập qua những con số thống kê" bao gồm: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển; Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang sau 30 năm tái lập; Một số hạn chế và tồn tại; Một số vấn đề cần tập trung phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030; Số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu qua 30 năm tái lập; Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2015 - 2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hà Giang - 30 năm tái lập qua những con số thống kê Chỉ đạo biên soạn: Trần Vĩnh Nội Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hà Giang Tham gia biên soạn: Nguyễn Công Thọ Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp Vũ Thị Thanh Xuân Trưởng phòng Thống kê Xã hội Bùi Thị Hương Trang Chuyên viên Phòng Thống kê Tổng hợp Nguyễn Thị Phương Chuyên viên Phòng Thống kê Kinh tế CỤC THỐNG KÊ TỈNH HÀ GIANG LỜI NÓI ĐẦU Nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1891 - 2021); 30 năm tái lập tỉnh Hà Giang (01/10/1991 - 01/10/2021), Cục Thống kê tỉnh Hà Giang biên soạn và phát hành cuốn “Hà Giang - 30 năm tái lập qua những con số thống kê”. Nội dung chính của cuốn sách bao gồm: Phần I: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển. Phần II: Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang sau 30 năm tái lập. Phần III: Một số hạn chế và tồn tại. Phần IV: Một số vấn đề cần tập trung phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030. Phần V: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu qua 30 năm tái lập. Phần VI: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2015 - 2020. Để hoàn thành cuốn sách, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, tư liệu, ấn phẩm giới thiệu về đất và người Hà Giang. Đặc biệt là Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang; Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang qua các kỳ Đại hội; Niên giám thống kê từ năm 1991 đến nay; Địa chí Hà Giang xuất bản năm 2020; Lịch sử Bưu điện tỉnh Hà Giang; Tổng hợp kết quả từ các cuộc Tổng điều tra lớn của ngành Thống kê như: Tổng điều tra dân số và nhà ở (1999, 2009, 2019); Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (1993, 2001, 2006, 2011, 2016, 2020); Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, HCSN (2002, 2007, 2012, 2017); Điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình định kỳ 02 năm từ 2002 đến nay;... Tuy đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Thống kê tỉnh Hà Giang rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để những ấn phẩm thống kê ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng thông tin. CỤC THỐNG KÊ TỈNH HÀ GIANG |3 MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Phần I: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 7 I. Sơ lược lịch sử tỉnh Hà Giang 7 II. Điều kiện tự nhiên 10 Phần II: Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang sau 30 năm tái lập 17 I. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17 II. Sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế chủ yếu 26 III. Các lĩnh vực xã hội đạt được thành tựu quan trọng 77 Phần III: Một số hạn chế và tồn tại 103 1. Về phát triển kinh tế 103 2. Về phát triển các vấn đề xã hội 105 Phần IV: Một số vấn đề cần tập trung phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030 107 1. Về phát triển kinh tế 107 2. Về phát triển các vấn đề xã hội 114 Phần V: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu qua 30 năm tái lập 119 Phần VI: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2015 - 2020 187 |5 PHẦN I SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN I. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ TỈNH HÀ GIANG Hà Giang là tỉnh miền núi vùng biên giới, nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa. Đây cũng là vùng đất gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, có vị trí là “trọng trấn”, “phên dậu” của Tổ quốc Việt Nam. Trước đây, vùng đất Hà Giang có tên gọi là Hà Dương và được mang tên Hà Giang vào năm 1705 (thời hậu Lê). Theo dòng lịch sử với các tên gọi khác nhau: Bộ, Châu, Phủ, Sứ, Hạt,… Ngày 20/8/1891, Hà Giang chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của nước Việt Nam. Kể từ khi tỉnh Hà Giang được thành lập đến nay đã hơn một thế kỷ, đó là cả một quá trình phấn đấu đầy gian khổ và hy sinh, đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang vừa phải kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bọn phản động tay sai của thực dân phong kiến, vừa phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để phát triển kinh tế. Những thành tích chiến công của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang qua các thời kỳ như giải quyết tận gốc nạn Thổ phỉ (1947 - 1962); cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (1979 - 1989) đã góp phần và tô đẹp thêm vào thắng lợi chung của cả dân tộc Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc Hà Giang thường xuyên phải chống lại các đội quân xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc và chống lại quan quân triều đình suy thoái ra sức bóc lột, đàn áp, đẩy nhân dân vào con đường cùng khổ. Các thế hệ nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã không tiếc máu xương góp phần bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, bảo vệ độc lập của dân tộc và sự bình yên của quê hương, đất nước. HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ |7 Năm 1887, thực dân Pháp xâm lược Hà Giang. Mặc dù kẻ địch là đội quân viễn chinh được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại nhưng ngay từ những ngày đầu chúng đã vấp phải sự chống cự quyết liệt, nổ ra ở khắp nơi của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hà Giang - 30 năm tái lập qua những con số thống kê Chỉ đạo biên soạn: Trần Vĩnh Nội Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hà Giang Tham gia biên soạn: Nguyễn Công Thọ Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp Vũ Thị Thanh Xuân Trưởng phòng Thống kê Xã hội Bùi Thị Hương Trang Chuyên viên Phòng Thống kê Tổng hợp Nguyễn Thị Phương Chuyên viên Phòng Thống kê Kinh tế CỤC THỐNG KÊ TỈNH HÀ GIANG LỜI NÓI ĐẦU Nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1891 - 2021); 30 năm tái lập tỉnh Hà Giang (01/10/1991 - 01/10/2021), Cục Thống kê tỉnh Hà Giang biên soạn và phát hành cuốn “Hà Giang - 30 năm tái lập qua những con số thống kê”. Nội dung chính của cuốn sách bao gồm: Phần I: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển. Phần II: Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang sau 30 năm tái lập. Phần III: Một số hạn chế và tồn tại. Phần IV: Một số vấn đề cần tập trung phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030. Phần V: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu qua 30 năm tái lập. Phần VI: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2015 - 2020. Để hoàn thành cuốn sách, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, tư liệu, ấn phẩm giới thiệu về đất và người Hà Giang. Đặc biệt là Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang; Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang qua các kỳ Đại hội; Niên giám thống kê từ năm 1991 đến nay; Địa chí Hà Giang xuất bản năm 2020; Lịch sử Bưu điện tỉnh Hà Giang; Tổng hợp kết quả từ các cuộc Tổng điều tra lớn của ngành Thống kê như: Tổng điều tra dân số và nhà ở (1999, 2009, 2019); Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (1993, 2001, 2006, 2011, 2016, 2020); Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, HCSN (2002, 2007, 2012, 2017); Điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình định kỳ 02 năm từ 2002 đến nay;... Tuy đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Thống kê tỉnh Hà Giang rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để những ấn phẩm thống kê ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng thông tin. CỤC THỐNG KÊ TỈNH HÀ GIANG |3 MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Phần I: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 7 I. Sơ lược lịch sử tỉnh Hà Giang 7 II. Điều kiện tự nhiên 10 Phần II: Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang sau 30 năm tái lập 17 I. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17 II. Sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế chủ yếu 26 III. Các lĩnh vực xã hội đạt được thành tựu quan trọng 77 Phần III: Một số hạn chế và tồn tại 103 1. Về phát triển kinh tế 103 2. Về phát triển các vấn đề xã hội 105 Phần IV: Một số vấn đề cần tập trung phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030 107 1. Về phát triển kinh tế 107 2. Về phát triển các vấn đề xã hội 114 Phần V: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu qua 30 năm tái lập 119 Phần VI: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2015 - 2020 187 |5 PHẦN I SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN I. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ TỈNH HÀ GIANG Hà Giang là tỉnh miền núi vùng biên giới, nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa. Đây cũng là vùng đất gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, có vị trí là “trọng trấn”, “phên dậu” của Tổ quốc Việt Nam. Trước đây, vùng đất Hà Giang có tên gọi là Hà Dương và được mang tên Hà Giang vào năm 1705 (thời hậu Lê). Theo dòng lịch sử với các tên gọi khác nhau: Bộ, Châu, Phủ, Sứ, Hạt,… Ngày 20/8/1891, Hà Giang chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của nước Việt Nam. Kể từ khi tỉnh Hà Giang được thành lập đến nay đã hơn một thế kỷ, đó là cả một quá trình phấn đấu đầy gian khổ và hy sinh, đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang vừa phải kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bọn phản động tay sai của thực dân phong kiến, vừa phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để phát triển kinh tế. Những thành tích chiến công của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang qua các thời kỳ như giải quyết tận gốc nạn Thổ phỉ (1947 - 1962); cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (1979 - 1989) đã góp phần và tô đẹp thêm vào thắng lợi chung của cả dân tộc Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc Hà Giang thường xuyên phải chống lại các đội quân xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc và chống lại quan quân triều đình suy thoái ra sức bóc lột, đàn áp, đẩy nhân dân vào con đường cùng khổ. Các thế hệ nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã không tiếc máu xương góp phần bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, bảo vệ độc lập của dân tộc và sự bình yên của quê hương, đất nước. HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ |7 Năm 1887, thực dân Pháp xâm lược Hà Giang. Mặc dù kẻ địch là đội quân viễn chinh được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại nhưng ngay từ những ngày đầu chúng đã vấp phải sự chống cự quyết liệt, nổ ra ở khắp nơi của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tổng điều tra dân số Tổng điều tra các cơ sở kinh tế Điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình Tổng điều tra nông thôn Niên giám thống kêGợi ý tài liệu liên quan:
-
Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ngãi 2019
427 trang 97 0 0 -
33 trang 64 0 0
-
Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam 2020
628 trang 52 0 0 -
Niên giám Thống kê tỉnh Điện Biên 2020
601 trang 34 0 0 -
Khoảng trống về số liệu trong thống kê lao động di cư quốc tế ở Việt Nam
44 trang 32 0 0 -
Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu 2020 (Bac Lieu statistical yearbook 2020)
520 trang 30 1 0 -
Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2019 (Binhduong statistical yearbook 2019)
547 trang 28 0 0 -
Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng 2019
503 trang 27 0 0 -
Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang 2021
460 trang 26 0 0 -
Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Nông 2018
404 trang 26 0 0