Danh mục

HẠ GLUCOSE MÁU (Kỳ 4)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.16 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường:2.2.1. Các xét nghiệm cần làm. Chẩn đoán thường khó đòi hỏi nhiều phương tiện như lượng Insuline máu, C Peptide và các kích tố hoặc các chất khác và các test như sau: (1) Nghiệm pháp nhịn ăn. Bệnh nhân bắt buộc phải nằm viện nhịn ăn hoàn toàn hoặc chế độ ăn hạn chế glucide (50g glucid, 50g protid và 70 g lipid). Thời gian nhịn: Nhịn ăn cho đến lúc xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết hoặc 3 ngày với lao động.- Xét nghiệm cần làm đồng thời:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HẠ GLUCOSE MÁU (Kỳ 4) HẠ GLUCOSE MÁU (Kỳ 4) 2.2. Bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường: 2.2.1. Các xét nghiệm cần làm. Chẩn đoán thường khó đòi hỏi nhiều phương tiện như lượng Insuline máu,C Peptide và các kích tố hoặc các chất khác và các test như sau: (1) Nghiệm pháp nhịn ăn. Bệnh nhân bắt buộc phải nằm viện nhịn ăn hoàntoàn hoặc chế độ ăn hạn chế glucide (50g glucid, 50g protid và 70 g lipid). Thời gian nhịn: Nhịn ăn cho đến lúc xuất hiện triệu chứng hạ đường huyếthoặc 3 ngày với lao động. - Xét nghiệm cần làm đồng thời: + Đường máu mao mạch và tĩnh mach (gửi phòng xét nghiệm) mỗi 4 giờcho đến khi xuất hiện dấu hạ đường. + Định lượng insulin. + Định lượng peptide C huyết tương. - Đoán nhận: Dựa vào tỷ lệ insulin/glucose (I/G) theo 2 công thức sau: Insulin (pmol/l) / glucose (mmol/l) (20 (bình thường). Hoặc (100 X insulin (U/ ml) / (đường máu - 30 mg%) (50 (bình thường) Lưu ý: 1(U / ml = 7,17 pmol/l. (2) Test hạ glucose máu bằng insulin như sau: Bệnh nhân cần được theo dõi sát. Kỹ thuật: lấy máu định lượng đường và peptide C vào các thời điểm Gn. Liều insulin 0,1 UI/kg (loại insulin tác dụng nhanh). Đánh giá kết quả: - Hạ đường huyết khi đường máu dưới 50 mg/dl. - Hãm tiết insulin nội sinh được xác định nếu peptide C huyết tương giảmdưới 65% gíá trị bình thường. - Không hãm hoặc hãm yếu: u tuyến tiết insulin, hạ đường do dùngsulfamide. Không hãm peptide C chứng cớ có tiết insulin nội sinh tự động cầnphải thăm dò nguyên nhân bằng chẩn đoán hình ảnh. Như định vị u tiết insulinbằng chụp CT scanner. Chụp mạch chọn lọc động mạch mạc treo tràng trên. Phân tích u tuyến tiếtinsulin đơn độc trong bệnh cảnh đa nội tiết thể I, chủ yếu trẻ em, có thể tăng sảnđảo lan tỏa, không nhìn thấy (nesidioblastose). 2.2.2. Chẩn đoán nguyên nhân hướng đến do: Cần phân biệt 2 tình huống: Hạ đường huyết thực thể và hạ đường huyết chức năng. (1) Hạ đường huyết thực thể: Thường xảy ra khi bụng đói, buổi sáng, ăn muộn hoặc bỏ bữa, sau vậnđộng quá mức. Biểu hiện lâm sàng thường nặng. Cần chú ý đến điều kiện, tìnhhuống xảy ra cũng như yếu tố phối hợp. Định lượng đồng thời glucose máu,insulin và peptide C. Có thể tạo lại tình huống bằng nghiệm pháp nhịn ăn. Có 3tình huống xảy ra như sau: 1. Insulin máu, peptide C và tỷ insulin/glucose đều tăng. U tiết insulin, kích thích tiết insulin nội sinh do thuốc hay không, Sulfamidehạ đường huyết, Quinin. 2. Insulin và tỷ insulin/glucose đều tăng nhưng peptid C thấp. Dùng insulin ngoại sinh, chứng giả bệnh, nghiệm pháp phạm pháp(manoeuvre criminelle). Tìm kháng thể kháng insulin nếu dùng insulin bò, heokhông có nếu dùng insulin người. 3. Insulin thấp, tỷ insulin/glucose bình thường hoặc thấp. Có thể liên quan đến bệnh tật, nhiễm độc hoặc do thuốc hạ đường huyết dou ngoài tụy (u mạc treo định vị phúc mạc, sau phúc mạc, lồng ngực), u gan, u vỏthượng thận, u biểu mô. Thường hạ đường huyết tái diễn, nặng. Chẩn đoán dễ do ulớn, chụp CT scanner, định lượng tăng IGF2 (insulin like growth factor 2). (2) Hạ đường huyết chức năng: Thường xảy ra 2-4 giờ sau ăn, thường không có dấu thần kinh cảm giác.Rất hiếm khi hôn mê. Biểu hiện đói cồn cào và đổ mồ hôi. Bệnh nhân thường cótiền sử cắt dạ dày, nối vị tràng, cắt thần kinh X chọn lọc. Đó là hạ đường huyết docường insulin (do thức ăn xuống quá nhanh trong ruột non) cần phân biệt hộichứng Dumping. Cần phải định lượng đường máu khi xảy ra sự cố trên. Cần thựchiện lại test. Bệnh nhân không có can thiệp bệnh lý dạ dày (thường là phụ nữ) hạđường huyết do cường insulin hoặc nhạy cảm quá mức đối với insulin. Phản ứngthần kinh thực vật mà không phải hạ đưòng huyết ở phụ nữ lo âu và trầm cảm. 2.3. Một số tình huống đặc biệt: - Ngộ độc rượu cấp: hạ đường huyết luôn tìm kiếm ở người hôn mê dorượu, suy dưỡng. - Nhiễm độc gan: Glycol, tetrachlorure de carbone, annannite phalloide. - Dùng Hypoglycine (trái cây xanh ở vùng Jamaique). - Bệnh nặng: suy thận, suy gan, suy tiền yên, suy thượng thận cấp, suydưỡng, suy tim, choáng nhiễm trùng. - Sử dụng một số thuốc như (acetaminophene, ức chế bêta, chlorpromazine+ orphenadrine, ethionamide, disopyramide, haloperidol, maleate de perhexilline,quinine, pentamidine, propoxyphene, salicyles)... ...

Tài liệu được xem nhiều: