Danh mục

Hai kiểu nhân vật theo cách nhìn phân tâm học

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.51 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai kiểu nhân vật này cho phép lý giải nhiều hiện tượng trong văn học phương Tây, cho phép đưa ra những kiến giải mới phù hợp với sự vận động của lịch sử, của thời đại, đồng thời góp phần hoàn thiện các hiểu định dạng, định lượng trong lý luận văn học trước đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hai kiểu nhân vật theo cách nhìn phân tâm họcTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 26/2018 5 HAI KIỂU NHÂN VẬT THEO CÁCH NHÌN PHÂN TÂM HỌC Lê Nguyên Cẩn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Hai kiểu nhân vật: chấn thương tinh thần và lưỡng hóa nhân cách, là kiểu nhân vật đặc trưng theo cách nhìn phân tâm học thể hiện qua phẩm chất định tính của chúng. Một mặt, hai kiểu nhân vật này góp phần lý giải năng lực trực giác của con người, mặt khác cho thấy sự xung đột giữa nguyên tắc khoái cảm (le principe du plaisir) như là nhu cầu, tham vọng, đòi hỏi đủ loại… và nguyên tắc thực tế (le principe de la réalité), như là nguyên tắc điều chỉnh các ham muốn, ức chế các dục vọng, tiết độ các nhu cầu…và cách thức giải quyết xung đột đó. Hai kiểu nhân vật này cho phép lý giái nhiều hiện tượng trong văn học phương Tây, cho phép đưa ra những kiến giải mới phù hợp với sự vận động của lịch sử, của thời đại, đồng thời góp phần hoàn thiện cách hiểu định dạng, định lượng trong lý luận văn học trước đây. Vì thế, từ hai kiểu nhân vật này, phân tâm học S.Freud góp phần quan trọng lý giải bản chất con người, góp phần hoàn thiện con người. Từ khóa: nhân vật chấn thương tinh thần, nhân vật lưỡng hóa nhân cách, phân tâm học Nhận bài ngày 07.9.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.10.2018 Liên hệ tác giả: Lê Nguyên Cẩn; Email:lenguyencan@yahoo.com.vn1. MỞ ĐẦU Nếu lý thuyết văn học truyền thống phân chia nhân vật theo hình thức định dạng, địnhlượng, chia thành chính diện hay phản diện theo bình diện giá trị, thành chính-phụ theo gócđộ kết cấu hay tổ chức cốt truyện, thành các kiểu tự sự, kịch, hay hư cấu… theo góc nhìnthể loại, theo chức năng trong văn học dân gian nói chung, hay theo loại hình theo tiêu chíloại, hoặc tính cách qua đặc điểm cá tính cá nhân hay tư tưởng thường được giản qui thànhkiểu nhân vật phát ngôn của tác giả, thì phân tâm học, gắn với tên tuổi của S.Freud mà“Đây là một người mà tên tuổi mãi mãi đứng cùng hàng với những tên tuổi như Darwin,Copernic, Newton, Marx và Einstein; một người đã thật sự làm biến đổi cách thức chúngta suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống và của xã hội con người” [1, tr.35], cho thấy mộtcách phân chia nhân vật theo góc độ định tính, thể hiện qua hai kiểu nhân vật: chấn thươngtinh thần và lưỡng hóa nhân cách,vừa là sản phẩm đặc thù của thế kỷ XX vừa mang tínhnhân loại phổ quát, qua đó dễ dàng diễn giải để hiểu rõ hơn vai trò, vị trí của văn chươngtrong đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Nhân vật chấn thương tinh thần Trước hết, phân tâm học làm sáng tỏ loại nhân vật chấn thương tinh thần - letraumatisme psychique1 đặc thù trong văn học nhân loại. Đặc điểm chung của loại này làluôn có, luôn mang theo trong chúng những cảm giác trầm nhược được biểu hiện ra ngoàithành sợ hãi, lo âu, xấu hổ hay đau đớn về thể xác... vốn là nguyên nhân khởi phát triệuchứng l’hystérie như chính S.Freud đã nhấn mạnh: “Chính những người hystérie khổ sởtrước hết vì những điều sực nhớ ra” [1, tr. 50]. Loại nhân vật này luôn chịu tác động củavết thương tinh thần đặc biệt mà vết thương đó sẽ trở thành động lực dẫn dắt hành độngcủa chúng, hiện hình trong thế giới vô thức thành tình cảm khát khao, mộng tưởng khôngcùng, dục vọng không được thỏa mãn, những thèm muốn không được đền đáp, những chấnthương tinh thần đủ loại, trải nghiệm thành công hay thất bại, hình thức tự sướng… luônmang trong mình mặc cảm về tội tổ tông, bị đày ải, bị bỏ rơi trong cõi nhân gian hoang tànvắng lạnh, bị xô đẩy trong cuộc chiến sinh tồn dữ dội, gắn với nỗi sợ hãi trong trạng tháihystérie thức giấc khi chợt nhớ ra một kí ức hay một hoài niệm tạo thành nỗi đau bất tậntrong bản thể mỗi con người. Tất cả các tình cảm ấy bị dồn nén lại, bị nhốt chặt trong cănhầm tăm tối của vô thức theo cách diễn tả của các nhà phân tâm học, và tất cả chỉ chờ cơhội là vượt thoát ra tham gia vào các hoạt động của chính người đó, nhưng người đó khôngthể kiểm soát được những tình cảm đủ loại ấy của chính mình, hiện hình thành các dạngbiểu hiện bên ngoài như: mất ngủ, rối loạn tính dục, mệt mỏi, hay cáu gắt vô lý, nghĩ ngợilung tung, mất phương hướng cuộc đời… Đây chính là vết thương lòng hằn sâu trong tâm khảm nhân vật, là các ẩn ức đặc biệttrong đời sống tâm thần - tâm linh nhân loại về những gì mà trong tiến trình phát triển conngười đã gặp hoặc trong tư cách nạn nhân hoặc chứng nhân. Chẳng hạn, các thảm họathiên tạo vô phương chống đỡ: va chạm giữa các hành tinh (hay tiểu hành tinh), động đất,sóng thần, núi lửa, bão táp kinh hoàng khủng khiếp, đất lở đất bồi, bãi biển ...

Tài liệu được xem nhiều: