Tham khảo tài liệu hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ thái bá vân, văn hoá - nghệ thuật, mỹ thuật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ Thái Bá VânHai lần thay đổi mô hình thẩm mỹThái Bá Vân[...]Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, cho tới nay, theo ý tôi, đã có hai lầnthay đổi mô hình thẩm mỹ...Với ý định tự sắp xếp lấy mỹ thuật Việt, về mặt thẩm mỹ, theo mộtcách nào đấy, để có thể dễ học tập và nghiên cứu hơn, mười năm trướctôi có viết thử một bài, sau đăng trên tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, mànhận định rằng mỹ thuật Lý là cổ điển, rồi từ định hình ấy, cố nhìn cáigì đã xảy ra trước Lý, và cái gì sẽ đến sau. Viết đến đây, tôi dừng lại.Phần thì biết mình còn kém, kiến thức rời rạc, phần thì có vẻ ngợptrước những khoa nghiên cứu mới mẻ trên thế giới, phần nữa thì có ýchờ đợi những phát kiến của đồng nghiệp trong nước để được chỉ bảothêm.Nhưng tôi không thay đổi ý kiến.Bài viết này là để bước thêm một bước, tự giải quyết một nấc nữa, vềthẩm mỹ tạo hình Việt Nam. Chắc lần này bất quá tôi cũng chỉ vỡ vạcđược cho mình một lối đi riêng, nho nhỏ, trên đường nghiên cứu mỹthuật dân tộc mà thôi.Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, cho tới nay, theo ý tôi, đã có hai lần thayđổi mô hình thẩm mỹ.Có lẽ tôi phải nói ngay ở đây: 1) Tôi hiểu thế nào là một mô hình thẩmmỹ; và 2) Tôi hiểu thế nào là một lần thay đổi.Mô hình thẩm mỹ là mẫu số chung của ứng xử tạo hình, được gói ghémvà bộc lộ ở dạng biểu trưng; là cái nhìn thế giới của một thời đại, mộtdân tộc, một trường phái, thậm chí một tác giả nghệ thuật được xâydựng trên toàn cục dữ kiện của đời sống vật chất và tinh thần.Cái nhìn đó để lại những dấu vết vật thể trên một tác phẩm, qua nhiềumạng lưới viễn cận khác nhau. Những dấu vết này là bằng chứng củasự vật diễn ra trước mắt chúng ta như thế nào đó. Và gốc rễ của các loạiviễn cận ở trong cách ứng xử nhân văn và xã hội trước đối tượng chứkhông phải cái nhìn máy móc của con mắt, như một công cụ vật lý học.Mỗi dân tộc, mỗi thời đại, cùng kỳ lý nữa là mỗi người, nhìn sự vật quamột mạng lưới viễn cận riêng. Và dưới con mắt của chúng ta, đặc biệtlà con mắt nghệ sĩ, cái thế giới nhìn thấy, sờ mó, đo đếm được, cả trêntác phẩm lẫn trong cuộc sống, bao giờ cũng chỉ là đại biểu tượng trưngcho một thế giới còn phong phú, phân tán và phức tạp hơn rất nhiều, ẩngiấu ở trong lòng con người và xã hội. Phải tìm cho được độ tin cậy củanhững ngắn/ dài, to/ nhỏ, trước/ sau, của cái được vẽ trên tranh và đụcvào tượng, trong những lý do và ý nghĩa của con người - xã hội kia.Panôpxki đã trình bày được, như một đóng góp lớn lao, rằng lịch sửcủa lý thuyết về tỷ lệ thân người là tấm gương của lịch sử phong cách.Tôi đã một lần trình bày phép viễn cận mỹ thuật đặc biệt của nhữngphường thợ tạc điêu khắc đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ từ con mắtnhìn vào cuộc đời mà họ sống, làm chứng, và ước mơ, nghĩa là từ mộtviễn cận dân chủ, đòi đổi thay mọi đẳng cấp và trật tự phong kiến màhọ phải chịu đựng thời bấy giờ.Vậy là, khi con người trong phối cảnh xã hội được thay đổi, thì nó sẽnhìn thế giới bằng con mắt khác, và, từ nội dung đó, một phối cảnhkhác cũng ra đời trên tác phẩm. Một phép viễn cận khác sinh ra để chứađựng một biệt hiệu mỹ thuật mới.Sự thay đổi ở đây phải được hiểu trong nghĩa chuyển tiếp của tinh thầnbiện chứng. Chuyển và tiếp. Nói rõ như vậy là bởi trong nghệ thuậtkhông có chuyện cái này xoá sạch cái kia, như người ta có thể xóa mấttích một băng ghi âm để ghi chồng lên đầy những âm thanh khác. Tráilại, những kỷ niệm tạo hình bao giờ cũng như còn quanh quẩn, lảngvảng trên khuôn mặt của hình dáng, đường nét, mầu sắc của một tácphẩm mới.Nhưng, đồng thời, nếu không đạt tới sự thay đổi, mà là thay đổi hẳn, thìkhông bao giờ thành một thời kỳ nghệ thuật. Tìm tỷ dụ trong lịch sửmỹ thuật nhiều lắm. Mới và khác vẫn là những chỉ tiêu phải có, để mộtnền nghệ thuật ra đời. Và ta hiểu rằng đó là thay đổi từ nội dung, từchất.Tóm lại, mô hình thẩm mỹ là một đối xứng của một lối sống, ở nghĩarộng, tại một toạ độ lịch sử - xã hội nhất định.Và như vậy, thì mỹ thuật Việt Nam, như tôi hiểu, đã xây dựng, có thểnói đến độ hoàn chỉnh, ba mô hình: Đông Sơn, Lý và Hiện đại.Nghĩa là nó đã qua hai lần thay đổi:- Lần thứ nhất: Từ mô hình Đông Sơn sang mô hình Lý; và lần thứ 2:từ mô hình Lý sang mô hình hiện đại.Mô hình Đông Sơn là hình học. Thứ hình học này theo sát tự nhiên.Năng lực nguyên thuỷ của tri thức hình học vốn được phát hiện và pháthuy mạnh mẽ ở các nền văn minh nông nghiệp. Ruộng đất được chiathành từng miếng, lắp đi lắp lại, đẻ ra khái niệm giới hạn của đườngviền. Có lẽ phép đạc điền đã là gợi ý, từ những diện tích đất cho lốitrang trí đóng khung, kẻ ô. Hệ thống đê điều có thể là những đườnglượn song song đầu tiên rõ rệt. Chữ hình học trong tiếng Hy Lạp làGeometrein, mà nghĩa đen là kích thước của miếng đất. Và nhiều nhàtâm lý học mỹ thuật cho rằng, khi cái lưỡi cày xới một đường cày trênruộng thì đồng thời cũng đẻ ra khái niệm ranh giới trong đầu óc nôngdân. Thuế má, sự trao đổi nông phẩm thì mở ra cái tri thức so sánh ...