Jules Verne là một trong những “cha đẻ” của thể loại truyện/tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. “Hai vạn dặm dưới biển” là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Bài viết phân tích đặc sắc của “Hai vạn dặm dưới biển” từ sự kết hợp giữa “chất khoa học viễn tưởng” và “chất tiểu thuyết”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Hai vạn dặm dưới biển” của Jules Verne và những đặc sắc thể loạiTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 15 “HAI VẠN DẶM DƯỚI BIỂN” CỦA JULES VERNE VÀ NHỮNG ĐẶC SẮC THỂ LOẠI Vũ Công Hảo Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Jules Verne là một trong những “cha đẻ” của thể loại truyện/tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. “Hai vạn dặm dưới biển” là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Bài viết phân tích đặc sắc của “Hai vạn dặm dưới biển” từ sự kết hợp giữa “chất khoa học viễn tưởng” và “chất tiểu thuyết”. Từ khóa: Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, Hai vạn dặm dưới biển, Jules Verne Nhận bài ngày 28.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.12.2019 Liên hệ tác giả: Vũ Công Hảo; Email: vchao@hnmu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Được viết xong năm 1868 và đưa in lần thứ nhất trong Tạp chí Giáo dục và giải trí ởParis năm 1869-1870, Hai vạn dặm dưới biển là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong số cáctruyện khoa học viễn tưởng của nhà văn Pháp Jules Verne (1828-1905) và cũng là của thểloại này trong văn học thế giới. Nó xứng đáng được coi là biểu tượng xác thực cho ý chí,khát vọng vĩnh cửu của loài người: “Tất cả những gì con người có thể hình dung ra đượcthì họ sẽ tìm được cách thực hiện [1, tr.7]. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết không chỉ nằm ởnhững kiến giải hay giả định khoa học mà nhà văn đã tưởng tượng và hiện thực hóa bằnghình ảnh con tàu ngầm Nautilus của thuyền trưởng Nemo và chuyến phiêu lưu mạo hiểm,kì thú hai vạn dặm dưới đáy các đại dương; mà còn ở những thắc mắc, trăn trở của ông vềcăn nguyên của những bất đồng, xung đột cản trở nỗ lực chung sống hòa bình giữa conngười với con người, con người với tự nhiên. Có thể nói, mọi câu chuyện tình tiết, mọinhân vật, cảnh tượng trong Hai vạn dặm dưới biển đều là không thực và cũng đều là thực.Chính sự pha trộn giữa chất “viễn tưởng khoa học” và chất “tiểu thuyết”, giữa sự “hé lộ”dần những bí ẩn và “gia tăng” dần những cảnh tượng kì thú của nhà văn đã khiến tác phẩmvừa kích thích sự háo hức tò mò, vừa dẫn dụ mê hoặc độc giả.2. NỘI DUNG2.1. Vài nét về thể loại truyện/tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Thể loại truyện/tiểu thuyết khoa học viễn tưởng (tiếng Anh: Science fiction; tiếng Nga:Nautsno fantastichetski roman) đã hình thành phát triển khoảng hai trăm năm, kể từ khi16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘInhân loại có ý thức sáng tạo khoa học kĩ thuật và sử dụng các thành quả khoa học kĩ thuậtphục vụ đời sống của mình. Tuy nhiên đến tận hôm nay, một sự định danh và xác định cáctiêu chí đặc thù của nó như người ta đã làm với các thể loại truyện/tiểu thuyết khác thì vẫnchưa rõ ràng. Trong hầu hết các từ điển và giáo trình lý luận văn học hiện hành, các nhànghiên cứu, dựa vào các tiêu chí đặc thù, ổn định tương đối về nội dung phản ánh và phongcách thể hiện… của tiểu thuyết qua các thời kì, đã xác định và phân loại thành các loại:tiểu thuyết hiệp sĩ, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết truyền kì, tiểu thuyếtxã hội, tiểu thuyết hoang đường, tiểu thuyết “dòng ý thức”…, nhưng không hoặc ít nhắcđến truyện/tiểu thuyết viễn tưởng khoa học. Ngay cả trong các tài liệu chính thống, nếucó nhắc đến, có nghiên cứu, xếp loại, thì các định nghĩa, khái niệm về thể loại này cũngvênh nhau. Trong Đại từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “viễn tưởng” được giải thích ngắn gọn:“Thuộc về một tương lai xa xôi nhờ tưởng tượng o truyện viễn tưởng; khoa học viễntưởng” [2, tr.1816]. Trong Từ điển bách khoa Britannica, khái niệm “tiểu thuyết viễntưởng khoa học” được xác định như sau: “Tác phẩm hư cấu chủ yếu đề cập đến tác độngcủa khoa học hiện thực hay tưởng tượng lên xã hội hoặc cá thể, hay nói tổng quát hơn làvăn chương kì ảo, trong đó có một nhân tố khoa học làm yếu tố chủ đạo căn bản. Các tiềnthân của thể loại này là tác phẩm Frankenstein (1818) của Mary Shelley, The Strange Caseof Dr.Jekyll and Mr.Hyde (1866) của Robert Louis Stevenson, và Gulliver’s Travels(1726) của Jonathan Swift. Từ thuở ban đầu, trong các tác phẩm của Jules Verne và H.G.Well, loại tiểu thuyết này xuất hiện như một thể loại còn e dè trong tạp chí giật gânAmazing Stories, thành lập năm 1826. Đến cuối những năm 30 của thế kỉ 20, hình thức nàyhoàn toàn trở thành văn học hư cấu nghiêm túc trong tạp chí Astounding Science Fiction vàtrong tác phẩm của các nhà văn như Isaac Asimov, Acthur C.Clarke và Robert Heinlein.Thể loại này trở nên hết sức phổ biến sau Chiến tranh thế giới thứ Hai khi có rất nhiều nhàvăn tiếp cận nó đưa vào những điều tiên đoán về các xã hội tương lai trên Trái đất, phântích những hậu quả của những chuyến du hành giữa các vì sao, và những cuộc thám hiểmtưởng tượng đi tìm sự sống có trí tuệ ở những thế giới khác” [3, Tập 2, tr.2697-2698]. Còntrong Bách khoa toàn ...