Lời bình luận ngoại đề trong Hội chợ phù hoa của William Thackeray
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 141.78 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Qua phần nghiên cứu về thành phần bình luận trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy nếu phần cốt truyện Hội chợ phù hoa đậm “chất kịch” thì phần bình luận ngoại đề đậm “chất tiểu thuyết” và “chất tuỳ bút”, có lúc lời bình luận thiên về giọng lắm lí lẽ, phân tích, lúc lại tâm tình, giãi bày, lấy suy nghiệm từ chính bản thân mình mà thấu hiểu lẽ đời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lời bình luận ngoại đề trong Hội chợ phù hoa của William Thackeray JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 33-41 LỜI BÌNH LUẬN NGOẠI ĐỀ TRONG HỘI CHỢ PHÙ HOA CỦA WILLIAM THACKERAY Nguyễn Thị Thu Dung Đại học Hồng Đức1. Đặt vấn đề Một nhà văn vượt qua quy luật băng hoại về thời gian, tồn tại lâu dài tronglòng bạn đọc có lẽ là ở phong cách độc đáo, riêng biệt của cái Tôi sáng tạo! Mặc dù W. Thakeray hẳn không phải là nhà văn hiện thực sánh ngang tầmcỡ với Dickens về mặt chinh phục đông đảo độc giả thời bấy giờ nhưng tác phẩmcủa ông vẫn có một sức hấp dẫn độc đáo riêng. Ở đó in dấu ấn cái nhìn sắc sảo,tinh tế của một hoạ sĩ biếm họa kết hợp với những lời bình luận sâu sắc của nhàphê bình và cảm hứng trữ tình mãnh liệt của một nhà văn tha thiết với đạo đức, vớicái Đẹp. Bằng các trang viết thấm đẫm chất hài hước châm biếm sâu cay và nghệthuật miêu tả tâm lí sắc sảo, có sức lôi cuốn bạn đọc, ông đã đóng góp cho nền vănhọc Anh một sắc thái riêng biệt: “một lối viết đầy sức gợi, ẩn ý và một chất uy-muađộc đáo, ở đó kết hợp trí tuệ và trái tim” (Đặng Anh Đào). Bài viết của chúng tôichú ý đến hiện tượng khác biệt và nổi bật của bình luận ngoại đề trong Hội chợphù hoa của W. Thackeray. Chúng tôi muốn từ tổ chức nghệ thuật độc đáo của tácphẩm, một trong những hiện tượng trần thuật nổi bật của văn bản là thành phầnbình luận được nhà văn tăng cường trong tiểu thuyết, qua đó đánh giá xác đánghơn ưu thế và sức lôi cuốn đặc biệt của Hội chợ phù hoa.2. Nội dung nghiên cứu Trong tiểu thuyết Hội chợ phù hoa, thành phần bình luận ngoại đề được pháthuy một cách phong phú ở hai biểu hiện: những lời đánh giá nhận xét thâm nhậpvào cấu trúc truyện kể và những lời của tác giả “ngoài lề” truyện kể. Dạng thứ haiphát triển và mở rộng trên cơ sở của dạng thứ nhất, theo sự khảo sát và đánh giácủa chúng tôi đây cũng là một cách để nhà văn nhân tiện đó thể hiện linh hoạt điểmnhìn của người kể chuyện và một cách khéo léo xoay sang góc nhìn khác: cái nhìncủa tác giả Thackeray. Quả là vậy, từ hạt nhân trung tâm là cốt truyện tác giả chêm xen vào nhữnglời nhận xét ngắn mở rộng thành bình luận ngoại đề. Theo chúng tôi nhìn nhận 33 Nguyễn Thị Thu Dungđây là kĩ thuật viết khá tinh tế của Thackeray. Bởi lẽ vẫn theo mạch của ngườikể chuyện, đang từ cái nhìn của người kể khách quan toàn tri, cái nhìn hướng rabên ngoài (hướng ngoại) chuyển sang cái nhìn của người kể chuyện xưng “chúng tôi,chúng ta” (We) ở ngôi thứ ba và người kể chuyện xưng “Tôi” (I) hư cấu ở ngôi thứnhất (nhưng chưa hoàn toàn là hình ảnh Thackeray), tức đã hướng sang cái nhìnhướng nội. Và đến lời tác giả với bình luận ngoại đề thì tính chất chủ quan đượctăng cường một cách rõ nét. Ông đưa tiếng nói của mình vào rất tự nhiên khônkhéo chuyển biến theo mạch kể chuyện chứ không hề “nhảy vào sấn sổ” át các tiếngnói khác hay áp đặt cho bạn đọc. Và khi đã nhập vào “mạch” thì bình luận ngoạiđề là một mảnh đất rộng rãi thỏa sức mở rộng lời nhận xét suy ngẫm bằng nhữngliên tưởng so sánh bất ngờ, tha hồ bàn luận nhận xét thêm thắt. Sự màu mỡ củanó giúp cái Tôi chủ quan càng được tiếp thêm sức sống để lớn mạnh.2.1. Tính chất nổi bật của bình luận ngoại đề trong Hội chợ phù hoa là sự tùy hứng Tính chất tùy hứng này ở Thackeray được kế thừa và ảnh hưởng đậm nét từphong cách viết tùy bút của ông. Ông viết nhiều thể loại tùy bút: tùy bút tự sự,tùy bút phê bình, tùy bút trữ tình... Chúng ta có thể hiểu hơn vì sao ông lại tăngcường chất bình luận trong Hội chợ phù hoa, phải chăng ông đâu ý thức viết thànhphần gọi là bình luận ngoại đề mà đang thỏa sức chất tuỳ bút trong tiểu thuyết:kiểu tùy bút phê bình (bàn luận về tiểu thuyết), tùy bút tự sự...?. Trở lại với thànhphần ngoại đề, Thackeray có lối viết phóng khoáng đưa đẩy theo ngòi bút, ông cứnhân tiện đi từ sự việc này sang sự việc kia, liên tưởng từ hiện tượng này sang hiệntượng khác. Bởi lẽ chỉ cần đề cập đến một sự vật sự việc nào đó, dù rất nhỏ bé giảndị cũng đủ để tác giả lan man suy ngẫm. Đó là kiểu tự do với những so sánh bấtngờ, kiểu liên tưởng tạt ngang và những suy tưởng ngẫu hứng, ngẫu nhiên. Vì vậybất cứ lúc nào yếu tố ấy cũng có thể huy động nhiều dòng suy nghĩ tạo ra nhiềuđoạn ngoại đề dông dài, lan man. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy rằng bình luận ngoại đề của ông đề cậptới bốn chủ đề lớn: - Bình luận về sự sống, tình yêu, hạnh phúc và cái chết. - Bình luận về thói đời. - Bình luận về chiến tranh. - Bình luận về tiểu thuyết.2.1.1. Sự tuỳ hứng Biểu hiện của sự tuỳ hứng là lời bình luận thoải mái thâm nhập vào cấu trúcsự kiện tác phẩm: thể hiện rõ nhận xét đánh giá về nhân vật, sự kiện câu chuyện,và các chủ đề lớn.34 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lời bình luận ngoại đề trong Hội chợ phù hoa của William Thackeray JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 33-41 LỜI BÌNH LUẬN NGOẠI ĐỀ TRONG HỘI CHỢ PHÙ HOA CỦA WILLIAM THACKERAY Nguyễn Thị Thu Dung Đại học Hồng Đức1. Đặt vấn đề Một nhà văn vượt qua quy luật băng hoại về thời gian, tồn tại lâu dài tronglòng bạn đọc có lẽ là ở phong cách độc đáo, riêng biệt của cái Tôi sáng tạo! Mặc dù W. Thakeray hẳn không phải là nhà văn hiện thực sánh ngang tầmcỡ với Dickens về mặt chinh phục đông đảo độc giả thời bấy giờ nhưng tác phẩmcủa ông vẫn có một sức hấp dẫn độc đáo riêng. Ở đó in dấu ấn cái nhìn sắc sảo,tinh tế của một hoạ sĩ biếm họa kết hợp với những lời bình luận sâu sắc của nhàphê bình và cảm hứng trữ tình mãnh liệt của một nhà văn tha thiết với đạo đức, vớicái Đẹp. Bằng các trang viết thấm đẫm chất hài hước châm biếm sâu cay và nghệthuật miêu tả tâm lí sắc sảo, có sức lôi cuốn bạn đọc, ông đã đóng góp cho nền vănhọc Anh một sắc thái riêng biệt: “một lối viết đầy sức gợi, ẩn ý và một chất uy-muađộc đáo, ở đó kết hợp trí tuệ và trái tim” (Đặng Anh Đào). Bài viết của chúng tôichú ý đến hiện tượng khác biệt và nổi bật của bình luận ngoại đề trong Hội chợphù hoa của W. Thackeray. Chúng tôi muốn từ tổ chức nghệ thuật độc đáo của tácphẩm, một trong những hiện tượng trần thuật nổi bật của văn bản là thành phầnbình luận được nhà văn tăng cường trong tiểu thuyết, qua đó đánh giá xác đánghơn ưu thế và sức lôi cuốn đặc biệt của Hội chợ phù hoa.2. Nội dung nghiên cứu Trong tiểu thuyết Hội chợ phù hoa, thành phần bình luận ngoại đề được pháthuy một cách phong phú ở hai biểu hiện: những lời đánh giá nhận xét thâm nhậpvào cấu trúc truyện kể và những lời của tác giả “ngoài lề” truyện kể. Dạng thứ haiphát triển và mở rộng trên cơ sở của dạng thứ nhất, theo sự khảo sát và đánh giácủa chúng tôi đây cũng là một cách để nhà văn nhân tiện đó thể hiện linh hoạt điểmnhìn của người kể chuyện và một cách khéo léo xoay sang góc nhìn khác: cái nhìncủa tác giả Thackeray. Quả là vậy, từ hạt nhân trung tâm là cốt truyện tác giả chêm xen vào nhữnglời nhận xét ngắn mở rộng thành bình luận ngoại đề. Theo chúng tôi nhìn nhận 33 Nguyễn Thị Thu Dungđây là kĩ thuật viết khá tinh tế của Thackeray. Bởi lẽ vẫn theo mạch của ngườikể chuyện, đang từ cái nhìn của người kể khách quan toàn tri, cái nhìn hướng rabên ngoài (hướng ngoại) chuyển sang cái nhìn của người kể chuyện xưng “chúng tôi,chúng ta” (We) ở ngôi thứ ba và người kể chuyện xưng “Tôi” (I) hư cấu ở ngôi thứnhất (nhưng chưa hoàn toàn là hình ảnh Thackeray), tức đã hướng sang cái nhìnhướng nội. Và đến lời tác giả với bình luận ngoại đề thì tính chất chủ quan đượctăng cường một cách rõ nét. Ông đưa tiếng nói của mình vào rất tự nhiên khônkhéo chuyển biến theo mạch kể chuyện chứ không hề “nhảy vào sấn sổ” át các tiếngnói khác hay áp đặt cho bạn đọc. Và khi đã nhập vào “mạch” thì bình luận ngoạiđề là một mảnh đất rộng rãi thỏa sức mở rộng lời nhận xét suy ngẫm bằng nhữngliên tưởng so sánh bất ngờ, tha hồ bàn luận nhận xét thêm thắt. Sự màu mỡ củanó giúp cái Tôi chủ quan càng được tiếp thêm sức sống để lớn mạnh.2.1. Tính chất nổi bật của bình luận ngoại đề trong Hội chợ phù hoa là sự tùy hứng Tính chất tùy hứng này ở Thackeray được kế thừa và ảnh hưởng đậm nét từphong cách viết tùy bút của ông. Ông viết nhiều thể loại tùy bút: tùy bút tự sự,tùy bút phê bình, tùy bút trữ tình... Chúng ta có thể hiểu hơn vì sao ông lại tăngcường chất bình luận trong Hội chợ phù hoa, phải chăng ông đâu ý thức viết thànhphần gọi là bình luận ngoại đề mà đang thỏa sức chất tuỳ bút trong tiểu thuyết:kiểu tùy bút phê bình (bàn luận về tiểu thuyết), tùy bút tự sự...?. Trở lại với thànhphần ngoại đề, Thackeray có lối viết phóng khoáng đưa đẩy theo ngòi bút, ông cứnhân tiện đi từ sự việc này sang sự việc kia, liên tưởng từ hiện tượng này sang hiệntượng khác. Bởi lẽ chỉ cần đề cập đến một sự vật sự việc nào đó, dù rất nhỏ bé giảndị cũng đủ để tác giả lan man suy ngẫm. Đó là kiểu tự do với những so sánh bấtngờ, kiểu liên tưởng tạt ngang và những suy tưởng ngẫu hứng, ngẫu nhiên. Vì vậybất cứ lúc nào yếu tố ấy cũng có thể huy động nhiều dòng suy nghĩ tạo ra nhiềuđoạn ngoại đề dông dài, lan man. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy rằng bình luận ngoại đề của ông đề cậptới bốn chủ đề lớn: - Bình luận về sự sống, tình yêu, hạnh phúc và cái chết. - Bình luận về thói đời. - Bình luận về chiến tranh. - Bình luận về tiểu thuyết.2.1.1. Sự tuỳ hứng Biểu hiện của sự tuỳ hứng là lời bình luận thoải mái thâm nhập vào cấu trúcsự kiện tác phẩm: thể hiện rõ nhận xét đánh giá về nhân vật, sự kiện câu chuyện,và các chủ đề lớn.34 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học xã hội Hội chợ phù hoa Lời bình luận ngoại đề Bình luận ngoại đề Chất tiểu thuyết Chất tuỳ bútGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 247 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 242 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 120 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 114 0 0 -
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 62 0 0 -
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 57 0 0 -
1 trang 47 0 0
-
11 trang 45 0 0
-
29 trang 34 0 0