Danh mục

Hạn chế ảnh hưởng của nấm mốc lên quá trình bảo quản xoài bằng phương pháp kết hợp màng bao ăn được và tinh dầu sả chanh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 836.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của tinh dầu sả chanh (Cympopogon citratus L.), sả java (Cymbopogon winterianus Jowitt) và tràm (Melaleuca alternifolia) tới Aspergillus niger bằng phương pháp khuếch tán qua thạch. Tinh dầu được lựa chọn sẽ được kết hợp vào màng bao (chitosan (1%) và Ca-alginate (0.5%)) và ứng dụng trong bảo quản trái xoài Cát Chu đã gây nhiễm A.niger.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hạn chế ảnh hưởng của nấm mốc lên quá trình bảo quản xoài bằng phương pháp kết hợp màng bao ăn được và tinh dầu sả chanhKỷ yếu hội thảo khoa học – Phân ban công nghệ thực phẩm HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM MỐC LÊN QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN XOÀI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP MÀNG BAO ĂN ĐƯỢC VÀ TINH DẦU SẢ CHANH Ngô Nguyễn Nhật Hà1,*, Liêu Thùy Linh1, Liêu Mỹ Đông1 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM *Email: ngonguyennhatha95@gmail.com Ngày nhận bài: 15/62017; Ngày chấp nhận đăng: 2/7/2017 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của tinh dầu sả chanh (Cympopogoncitratus L.), sả java (Cymbopogon winterianus Jowitt) và tràm (Melaleucaalternifolia) tới Aspergillus niger bằng phương pháp khuếch tán qua thạch. Tinh dầu được lựachọn sẽ được kết hợp vào màng bao (chitosan (1%) và Ca-alginate (0.5%)) và ứng dụng trongbảo quản trái xoài Cát Chu đã gây nhiễm A.niger. Nghiên cứu cho thấy, tất cả các loại tinh dầuđều cho thấy hoạt động chống lại Aspergillus niger, trong đó tinh dầu sả chanh cho hiệu quả ứcchế Aspergillus niger hiệu quả nhất với nồng độ ức chế tối thiểu là 5 µl/mL, so với tinh dầu sảjava và tinh dầu tràm là 20 µl/mL. Ở khảo sát bảo quản xoài, kết quả cho thấy toàn bộ trái ở mẫuđối chứng bị thối hỏng hoàn toàn sau 10 ngày bảo quản trong khi mẫu sử dụng màng bao duy trìthời gian bảo quản dài hơn. Tinh dầu ở nồng độ cao (1÷2%) đã gây tác động tiêu cực đến quátrình bảo quản xoài, gây ra vết thâm trên bề mặt trái và thối hỏng sớm. Kết quả nghiên cứu chothấy, màng bao Alginate 0.5%, kết hợp với tinh dầu sả chanh 5 µl/mL cho thấy hiệu quả chốngnấm mốc, trái không bị thối hỏng sau 14 ngày bảo quản.Từ khóa: Aspergilus Niger, hoạt động kháng nấm, màng bao ăn được, tinh dầu sả chanh, tinh dầusả java, tinh dầu tràm… 1. MỞ ĐẦU Tình trạng tổn thất sau thu hoạch là một trong những nguyên nhân chính làm thất thoát raucủ quả tươi trong quá trình cung ứng sản phẩm [1]. Lượng thất thoát này có thể đe dọa an ninhlương thực thế giới. Điển hình, lượng lương thực đã bị tổn thất vào năm 1995 có thể đáp ứngnhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho 200 triệu người (tương đương dân số Mỹ hay Indonesia) [2]. Ởnước ta, tổn thất sau thu hoạch với các sản phẩm hạt khoảng 10%, củ 10-20%, rau quả 15-30%[2]. Bên cạnh đó, việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu lên việc bảo quản nông sản có những hạnchế đáng kể như là chi phí tăng lên, xử lý các mối nguy, lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu đốivới thực phẩm, và mối đe dọa đối với sức khoẻ và môi trường của con người [3]. Trong nhữngnăm gần đây sự quan tâm trong việc sử dụng các chất tự nhiên ngày càng gia tăng cũng như là 287 Ngô Nguyễn Nhật Hà, Liêu Thùy Linh, Liêu Mỹ Đôngcác hạn chế nêu trên đã khuyến khích các nghiên cứu chi tiết hơn về tài nguyên thực vật. Đặcbiệt, sự quan tâm đã được tập trung vào việc áp dụng tiềm năng của các loại tinh dầu thực vật. Rất nhiều các nghiên cứu trước đây đã chứng minh hiệu quả kháng nấm của tinh dầu [4-6].Với A. niger, sự tăng trưởng của nó đã được ức chế hoàn toàn khi có nồng độ 0,94% tinh dầuchanh (Citrus lemon L.), quýt (Citrus reticulata L.), bưởi (Citrus paradisi L.) và cam (Citrussinensis L.) [7]. Theo Nikos và công sự (2007), tinh dầu sả chanh (Cympopogon citratus L.) ởnồng độ 25ppm đã ức chế đến 70% nấm sinh bào tử khi so sánh với việc không sử dụng tinh dầu[5]. Tinh dầu có thể được coi là các chất thay thế phù hợp cho các chất phụ gia hóa học để sửdụng trong ngành công nghiệp thực phẩm [7]. Các đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu và các chấtchiết xuất từ nhiều loại thực vật gần đây được quan tâm rất nhiều trong ngành công nghiệp thựcphẩm bởi vì chúng có thể được sử dụng làm chất phụ gia tự nhiên từ khuynh hướng thay thế cácchất chống vi khuẩn và vi nấm tổng hợp bằng các chất tự nhiên hơn [6].Vì vậy, tinh dầu, các sảnphẩm có mùi và dễ bay hơi có ứng dụng rộng rãi trong y học dân gian, hương liệu thực phẩmcũng như là bảo quản [8]. Áp dụng các hợp chất thiên nhiên này trong ngành công nghiệp thựcphẩm có thể là một lựa chọn tiềm năng, nhưng chi phí ứng dụng và các vấn đề khác, như mùihương mạnh đã hạn chế việc sử dụng chúng trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm. Một giải phápđể giảm lượng tinh dầu thiết yếu trong khi vẫn duy trì hiệu quả của chúng có thể là sự kết hợpcủa các hợp chất tự nhiên này vào các loại màng ăn được [9]. Việc tạo lớp màng bọc ăn đượcchứa tinh dầu là sự nghiên cứu cần thiết để kéo dài thời hạn bảo quản nông sản trong khi vẫn giữđược sự quan tâm về chất lượng. Màng bao ăn được là các lớp mỏng của vật liệu được tạo ra từcác thành phần có khả năng phân hủy sinh học có thể được tiêu thụ như là một phần của sảnphẩm thực phẩm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: