Danh mục

HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA SÂU ĐỤC NÕN HYPSIPYLA ROBUSTA (MOORE) BẰNG BIỆN PHÁP CHE BÓNG

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.53 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sâu đục nõn Hypsipyla robusta Moore (họ ngài sáng, bộ cánh vẩy) là loài sâu gây hại chính các loài cây thuộc họ Xoan (Meliaceae) xét cả về mặt mức độ bị hại và tỉ lệ bị hại, làm giảm sản lượng và chất lượng gỗ của rừng trồng các loài cây lát, xoan mộc, xà cừ, dái ngựa. Sự phá hại của loài sâu này là yếu tố chính hạn chế sự phát triển rừng trồng các loài cây kinh tế này
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA SÂU ĐỤC NÕN HYPSIPYLA ROBUSTA (MOORE) BẰNG BIỆN PHÁP CHE BÓNGHẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA SÂU ĐỤC NÕN HYPSIPYLA ROBUSTA (MOORE) BẰNGBIỆN PHÁP CHE BÓNG Đào Ngọc Quang Phòng Nghiên cứu Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTÓM TẮT Sâu đục nõn Hypsipyla robusta Moore (họ ngài sáng, bộ cánh vẩy) là loài sâu gây hạichính các loài cây thuộc họ Xoan (Meliaceae) xét cả về mặt mức độ bị hại và tỉ lệ bị hại, làmgiảm sản lượng và chất lượng gỗ của rừng trồng các loài cây lát, xoan mộc, xà cừ, dái ngựa.Sự phá hại của loài sâu này là yếu tố chính hạn chế sự phát triển rừng trồng các loài cây kinhtế này. Kết qủa nghiên cứu cho thấy rằng sâu trưởng thành ít đẻ trứng trên những cây chủđược trồng trong điều kiện che bóng, đồng thời tỉ lệ sống của sâu non trên những cây này lạithấp hơn. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng xuất và sản lượng rừng trồng.Từ khóa: Hypsipyla robusta, Meliaceae, Chukrassia.ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những trở ngại lớn nhất của việc trồng và phát triển cây lát, xoan mộc, xàcừ, dái ngựa và các loài cây thuộc phân họ Swietenioideae ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đớilà vấn đề sâu hại. Có nhiều loài sâu hại đã được quan sát thấy trên những loài cây này như cácloài sâu ăn lá, mối hại rễ nhưng đặc biệt phá hại nghiêm trọng là loài sâu đục nõn Hypsipylarobusta Moore. Vùng Châu Á Thái Bình Dương, khi trồng thuần loài các loài cây này thườngsẽ gặp thất bại, chủ yếu là do sự phá hại của loài sâu đục nõn Hypsipyla robusta Moore xét vềcả mức độ bị hại và tỉ lệ bị hại (hình 1). Sâu đục nõn thường hại các chồi của các loài cây này,đặc biệt là đỉnh sinh trưởng khi bị sâu hại thường chết, sau đó một thời gian các chồi bên mớiphát triển. Sự phá hại như vậy thường làm cây hạn chế phát triển chiều cao, thân thường bị dịdạng (không thẳng), do đó làm giảm năng suất, chất lượng gỗ, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế(FAO 1958; Nguyễn Văn Độ 2001; Yamazaki và các cộng sự 1992). Theo báo cáo của một số tác giả Eungwijarnpanya (2001); Ghee (2001); Lapis (2001);Rachmatsjah and Wylie (2001); Samontry (2001) thì sự phát triển của rừng trồng thuần loàicác loài cây thuộc phân họ Swietenioideae ở Lào, Malaysia, Philippine, Inđônêsia và nhiềunước khác vùng Đông Nam Châu á đã gặp nhiều khó khăn do sự phá hại của sâu đục nõn H.robusta. Theo báo cáo của Nguyễn Văn Độ (2004), trong vài năm gần đây, khoảng 60-80%rừng trồng lát miền Bắc và Miền trung Việt Nam đã bị sâu đục nõn phá hại, đặc biệt là nhữngcây 1-3 năm tuổi. Nếu như vượt qua được giai đoạn này, cây có thể sẽ sinh trưởng phát triểntốt hơn, ít bị sâu đục nõn tấn công, tuy nhiên chất lượng gỗ và giá trị kinh tế bị giảm sút đángkể. Không như những loài sâu phá hại khác, việc phòng trừ loài sâu đục nõn nói chung vàsâu đục nõn H. robusta nói riêng gặp rất nhiều khó khăn vì sâu non khi phá hại làm thànhnhững đường hầm trong nõn cây nên các loại thuốc (cả thuốc sinh học và hóa học) rất khótiếp xúc và phát huy tác dụng. Chính vì vậy cần phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợpđối với loài sâu này, đặc biệt là quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với cây con1-3 tuổi như: trồng hỗn giao, tỉa thưa, thúc đẩy sinh trưởng phát triển nhanh cây con, chebóng, chọn giống có khả năng kháng sâu... Để góp phần vào việc quản lý sâu hại nói chung vàvới sâu đục nõn nói riêng, bài báo này trình bày kết quả bước đầu về hạn chế sự phá hại củasâu đục nõn H. robusta bằng biện pháp ký thuật lâm sinh (trồng cây con trong các điều kiệnche bóng khác nhau). 1(a) (b) (c) (d)Hình 1. Một số hình ảnh về sự gây hại của sâu đục nõn H. robusta trên một số loài câythuộc họ xoan: (a) nõn cây dái ngựa bị sâu đục nõn H. robusta hại; (b) rừng trồng 5 tuổi xoanmộc bị phân cành rất mạnh sau khi bị sâu đục nõn H. robusta hại; (c) nõn cây xoan mộc bịsâu đục nõn H. robusta hại; (d) nõn cây lát hoa bị sâu đục nõn H. robusta hại.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐịa điểm nghiên cứu Các thí nghiệm đều được tiến hành tại phòng nghiên cứu côn trùng và nhà kính của bộmôn Sinh vật học, trường Đại học Queensland, úc.Vật liệu và hiện trường Hạt lát phục vụ thí nghiệm được thu từ Uttaradit, Thái Lan (Chukrasia velutina) vàAtherton, Queensland, Úc (Chukrasia tabularis). Hạt được ủ nảy mầm, gieo trong bầu đất(8x12cm) và trồng trong điều kiện nhà kính. Những cây con 6 tháng tuổi sinh trưởng tốt, không có hiện tượng phân cành, caokhoảng 20cm được chuyển sang các chậu có kích thước lớn hơn (20x30cm) và trồng trong haichế độ che bóng khác nhau (hình 2): 2• Điều kiện đầy đủ ánh sáng.• Điều kiện che bóng 50%.Mỗi công thức thí nghiệm bao gồm 20 cây con của mỗi loài, như vậy tổng cộng có 40 cây concho mỗi công thức thí nghiệm. Cây con được chăm sóc đến 1 năm tuổi trước khi tiến hành cácthí nghiệm tiếp theo.(a) (b)Hình 2. Cây con trồng trong điều kiện các điều kiện che bóng: (a) điều kiện đầy đủ ánhsáng; (b) điều kiện che bóng 50%.Phương pháp nghiên cứuNuôi sâu Sâu non H. robusta được thu từ những rừng trồng 5 tuổi Xoan mộc và Lát ở khu thínghiệm vùng Derrier Logging, bang Queensland, Úc (26o46’S; 152o52’E). Sâu non chủ yếuđược tìm thấy ở các đỉnh sinh trưởng và quả. Sau khi đã đảm bảo chắc chắn rằng có sự xuấthiện của sâu non (điều này được thể hiện qua sự xuất hiện của phân sâu còn tươi phía ngoài)các đỉnh sinh trưởng và quả có sâu phá hại sẽ được cắt và vận chuyển về phòng thí nghiệmngay trong ngà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: