Danh mục

Hạn chế tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - góc nhìn từ công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.27 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hạn chế tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - góc nhìn từ công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe xem xét đến một số khía cạnh trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ở nước ta hiện nay, đặc biệt vai trò của công tác này đối với hạn chế tai nạn giao thông và các lỗi của người điều khiển phương tiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hạn chế tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - góc nhìn từ công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe HẠN CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - GÓC NHÌN TỪ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH VÀ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE ThS. Vương Xuân Cần ThS. Cù Thị Thục Anh Khoa Môi Trường và ATGT, Trường Đại học GTVT TÓM TẮT: Kết quả phân tích những số liệu về tai nạn giao thông trong những năm qua cho thấy rằng lỗi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện là một yếu tố gây tai nạn chủ yếu dưới hình thức này hay hình thức khác (trên 70%). Các lỗi của người điều khiển phương tiện trở thành vấn đề cấp bách cần được xử lý để hạn chế tai nạn giao thông. Việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe phải được đặt lên hàng đầu trong các trương trình, chiến lược và các giáp đề xuất nhằm giảm bớt số vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trong bài viết này, xem xét đến một số khía cạnh trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ở nước ta hiện nay, đặc biệt vai trò của công tác này đối với hạn chế tai nạn giao thông và các lỗi của người điều khiển phương tiện. Từ khóa: Tai nạn giao thông, hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện, công tác đào tạo, sát hạch và cấp phép lái xe 1. MỞ ĐẦU Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tai nạn giao thông đường bộ 6 tháng đầu năm 2020 giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể giảm gần 20% số vụ, giảm gần 15% số người chết và hơn 22% số người bị thương. Tuy nhiên do nhu cầu đi lại của người dân vẫn tiếp tục tăng, số phương tiện được đăng kỹ và lưu thông tăng, trong khi cở sở hạ tầng giao thông đường bộ chưa thật sự hoàn thiện, nên tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp, cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm TNGT hiệu quả. Phân tích nguyên nhân của TNGT trong nhiều năm qua cho thấy, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do người điều khiển phương tiện (Hình 1 [1]). Những hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà người điều khiển phương thực hiện khi gây TNGT bao gồm đi không đúng làn đường, phần đường quy định; không chấp hành quy định về tốc độ; chuyển hướng không đúng quy định; vượt xe không đúng quy định; do quy trình thao tác lái xe; sử dụng rượu bia có nồng độ cồn vượt mức quy định; tránh xe không đúng quy định; không có giấy phép lái xe; không chấp hành báo hiệu đường bộ và dừng đỗ không đúng quy định [2]. Theo quan điểm hệ thống trong chiến lược an toàn đường bộ, các yếu tố chính ảnh hưởng đến TNGT đường bộ bao gồm người điều khiển phương tiện, phương tiện giao thông và cở sở hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, các giải pháp can thiệp với hướng tiếp cận 3Es, bao gồm kỹ thuật (Engineering), chế tài (Enforcement) và giáo dục - tuyên truyền (Education) sẽ được vận dụng cho từng yếu tố ảnh hưởng đến TNGT. Trong đó, các giải pháp kỹ thuật thông thường được sử dụng để đối phó với các yếu tố liên quan đến phương tiện giao thông và cở sở hạ tầng giao thông đường bộ, còn các giải pháp liên quan đến giáo dục- tuyên truyền và chế 256 tài thường được sử dụng để đối phó với người điều khiển phương tiện. Công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX) có thể được coi là một trong những nội dung quan trong hàng đầu trong công tác giáo dục - tuyên truyền về ATGT đối với người điều khiển phương tiện, giữ một vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn giao thông. Bên cạch đó, khi tiếp cận chiến lược an toàn đường bộ theo hướng 5 trụ cột (5-Pillar), bao gồm quản lý an toàn đường bộ (Pillar1-road safety management), phương tiện an toàn hơn (Pillar 2-safer vehicle), người tham gia giao thông an toàn hơn (Pillar3-safer road user), ứng phó sau tai nạn (Pillar4-post-crash response) và môi trường lái xe an toàn hơn (Pillar 4-safer driving environment) [3], đào tạo và nâng cao nhận thức cho người tham gia giao thông chính là giải pháp chính trong Trụ cột số 3 (người tham gia giao thông an toàn hơn). Hiện nay ở nước ta chưa có các đánh giá hiệu quả cụ thể qua con số của công tác công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe đối với hạn chế TNGT. Chỉ có một số nghiên cứu liên quan đến sự ảnh hưởng của giáo dục và cưỡng chế đối với ATGT ở nước ta, các nghiên cứu đều cho thấy giáo dục có tác động tích cực đối với ATGT ở những nơi được thí điểm, đặc biệt nâng cao nhận thức của người điều khiển phương tiện đối với ATGT [4]. Ở nước ngoài, có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của đào tạo lái xe đến ATGT [5,6,7], cũng như phân tích được lợi ích của hệ thống bằng lái theo điểm (Driving licenses based on points systems) đối với ATGT [8]. Một số nghiên cứu nước ngoài cũng đánh giá rằng, không có sự khác biệt lớn giữa đào tạo lái xe đi trên đường thực tế và lái xe trên thiết bị phải đầu tư với chi phí cao. Tuy nhiên, môi trường giao thông của chúng ta rất phức tạp, đánh giá trên chưa hẳn đã đúng, tiếc rằng đến nay chúng ta chưa có các đánh giá tương tự. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giáo dục lái xe an toàn sẽ làm gia tăng nhận thức về rủi ro TNGT trên đường [9]. Phân tích trên cho thấy, nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe phù hợp với điều kiện môi trường đường bộ có nhiều thay đổi như nước ta hiện nay chính là một phương tiện cải thiện hành vi lái xe và kéo giảm TNGT. Xuất phát từ đó, bài viết này phân tích hiện trạng và đưa ra một số khuyến nghị trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ở nước ta nhằm thấy rõ bức tranh chung trong công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, cũng như vai trò đối với hạn chế TNGT và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Hình 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT đường bộ 2. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH VÀ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE Theo N ...

Tài liệu được xem nhiều: