Danh mục

Đề tài : kinh tế bảo hiểm

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 127.50 KB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài : kinh tế bảo hiểm

Mô tả cơ bản về tài liệu:

Trong cuộc sống, mỗi tổ chức, cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về từng hành vi ứng xử của mình, khi họ gây thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của mình thì phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại đó. Khi tham gia giao thông xe cơ giới có thể gây thiệt hại cho người khác nếu xảy ra tai nạn, theo quy định của luật pháp, chủ xe, lái xe sẽ phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra cho nạn nhân....

Nội dung trích xuất từ tài liệu:

Đề tài : kinh tế bảo hiểm I.Sự cần thiết của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với bên th ứ ba: Trong cuộc sống, mỗi tổ chức, cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về từng hành vi ứng xử của mình, khi họ gây thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của mình thì phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại đó. Khi tham gia giao thông xe cơ giới có thể gây thiệt hại cho người khác nếu xảy ra tai nạn, theo quy định của luật pháp, chủ xe, lái xe sẽ phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra cho nạn nhân. Điều đó sẽ gây ra thiệt hại về mặt tài chính cho người gây tai nạn. Trước đây, khi phương tiện giao thông còn thô sơ, tai nạn giao thông ít xảy ra, nếu có xảy ra thì chủ xe cũng có khả năng tự bồi thường. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện cũng tân tiến, hiện đại hơn, kéo theo đó là sự gia tăng tai nạn giao thông cùng mức độ thiệt hại của nó. Các vụ tai nạn có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng mà chủ xe không đủ khả năng bồi thường cho người bị hại. Thông thường, việc bồi thường thế nào do các bên thoả thuận, trong nhiều trường hợp, việc thoả thuận rất khó khăn, đặc biệt nếu có người thiệt mạng thì việc giải quyết bồi thường sẽ phức tạp hơn. Do vậy, nếu có nguồn tài chính sẵn sàng cho việc giải quyết hậu quả cũng như dàn xếp hợp lý việc bồi thường sẽ đem lại lợi ích cho chủ xe, nạn nhân trong các vụ tai nạn và sự yên tâm cho mọi người khi tham gia lưu thông. Tại Việt Nam, an toàn giao thông là một vấn đề bức xúc. Để thấy rõ điều đó, ta cùng xem xét bảng sau: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam(2000-2006) Theo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia , tình hình tai nạn giao thông 2000-2006 diễn biến như sau: Năm Số vụ tai nạn giao Số người chết Số người bị thương thông 2000 11.560 3.685 12.999 2003 20.744 11.744 20.704 2005 14.136 11.138 11.831 2006 14.161 12.373 11.097 Tình hình tai nạn giao thông có xu hướng tăng cả về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương. Năm 2003, số vụ tai nạn và số người bị thương tăng cao nhất. Riêng năm 2006, Tai nạn giao thông do xe máy gây ra chiếm 52%, ô tô là 48%; tuyến đường thường xảy ra TNGT nhất là quốc lộ (65,3%); nguyên nhân tai nạn do vi phạm tốc độ chiếm 37,8%, đi không đúng phần đường 22%, xử lý kém 15%, tránh vượt sai 7,1 %.....Với lý luận chung về trách nhiệm của chủ phương tiện khi tham gia giao thông và tốc độ phát triển về phương tiện, TNGT trong khi cơ sở vật chất hạ tầng còn thấp, ý thức chấp hành Luật lệ an toàn giao thông của người dân chưa cao thì bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là vô cùng cần thiết. Trên thực tế, Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có tác dụng vô cùng to lớn: a. Đối với chủ xe: - Giúp cho chủ xe, lái xe an tâm, thoải mái, tự tin hơn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. - Góp phần bú đắp thiệt hại, ổn định tài chính, làm chủ xe nhanh chóng khôi phục tinh thần, khôi phục hoạt động kinh tế. - Làm tăng ý thức của chủ xe trong việc phòng ngừa tai nạn giao thông. - Góp phần giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân và gia đình nạn nhân. b. Đối với người thứ ba: - Bồi thường thiệt hại giúp họ kịp thời khắc phục hậu quả tai nạn, nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh. - Giúp nạn nhân hoặc người nhà họ ổn định tinh thần, tránh căng thẳng giữa các bên. c. Đối với toàn xã hội: - Bảo hiểm giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước, từ đó đầu tư nâng cấp, xây dựng hạ tầng giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. - Công tác thống kê rủi ro và xác định nguyên nhân tai nạn giúp các cơ quan chức năng đưa ra biện pháp thiết thực để phòng tránh tai nạn giao thông. - Bản thân các doanh nghiệp Bảo hiểm cũng trích doanh thu của mình vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất, góp phần đem lại sự an toàn cho người tham gia giao thông, hạn chế tai nạn, tăng uy tín và lợi nhuận về sau cho doanh nghiệp. - Góp phần gắn kết các thành viên trong xã hội, giúp mỗi người có trách nhiệm hơn với hành vi của mình. II.Đối tượng bảo hiểm: Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe ,có thể là cá nhân hay đại diện cho một tập thể .công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển của người lái xe .Như vậy , đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba .trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn Đối tượng được bảo hiểm không đựơc xác đinh trước .Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể .các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ ba bao gồm :  Điều kiện thứ nhất : có thiệt hại về tài sản tính mạng, hoặc sức khoẻ của bên thứ ba  Điều kiện thứ hai: chủ xe hoặc lái xe phải có hành vi trái pháp luật .có thể do vô tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đưòng bộ ,hoặc vi phạm các quy định khác của nhà nước ,…  Điều kiện thứ ba :phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe(lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba  Điều kiện thứ tư :chủ xe (lái xe ) phải có lỗi Trên thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện thứ nhất ,thứ hai, thứ ba là đủ ,Điều kiện thứ tư có thể có hoặc không . Bên thứ ba trong BH TNDS chủ xe cơ giới là những người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại trừ:  Lái, phụ xe ,người làm công cho chủ xe  Những người lái xe phải nuôi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: