Danh mục

Hạn chế trong quá trình tiến hành luật 'Người cày có ruộng' của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1970-1975)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập những hạn chế của quá trình chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiến hành “Luật người cày có ruộng” đối với nông dân ở miền Nam Việt Nam từ 1970 đến 1975. Sau khi tiến hành chính sách cải cách điền địa thất bại, từ năm 1970 chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đề ra chính sách ruộng đất mới đối nông dân ở miền Nam Việt Nam gọi là Luật người cày có ruộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hạn chế trong quá trình tiến hành luật “Người cày có ruộng” của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1970-1975) HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH LUẬT “NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG” CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA (1970 - 1975) Lê Minh Quân1 1. Lớp CH22LS01, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Bài viết đề cập những hạn chế của quá trình chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiến hành “Luậtngười cày có ruộng” đối với nông dân ở miền Nam Việt Nam từ 1970 đến 1975. Sau khi tiến hànhchính sách cải cách điền địa thất bại, từ năm 1970 chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đề ra chínhsách ruộng đất mới đối nông dân ở miền Nam Việt Nam gọi là Luật người cày có ruộng. Luật ngườicày có ruộng là quá trình pháp lý hóa sở hữu ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối vớinông dân ở miền Nam Việt Nam. Luật người cày có ruộng được chính quyền Việt Nam Cộng hòanghiên cứu, soạn thảo, và ấn định hành ở miền Nam Việt Nam đã gây ra những tác động đa chiềuđối với xã hội miền Nam Việt Nam (1970-1975). Do đó, cần phải nghiên cứu, đánh giá Luật ngườicày có ruộng một cách đa chiều. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho tiến trình sởhữu ruộng đất ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cải cách điền địa, Người cày có ruộng, Sắc lệnh 003/70, Việt Nam Cộng hòa.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ruộng đất là một vấn đề quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Ruộng đất không chỉ làcông cụ lao động sản xuất của người nông dân trong tiến trình lịch sử, còn là không gian sinh tồn, lànhững vấn đề văn hóa gắn với cội nguồn của dân tộc. Ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn là vấn đềcấp bách của nông dân và cũng là vấn đề sống còn gắn liền với lịch sử dân tộc. Vì vậy, từ trong lịchsử, vấn đề ruộng đất đã được các chế độ chính trị, các nhà nước đã ban hành các chính sách và luậthóa để bảo vệ và phát triển kinh tế nông nghiệp và cũng đồng thời là phát triển quốc gia dân tộc. Với mục đích kép loại bỏ “Cộng sản” và ổn định, kiểm soát nông thôn miền Nam Việt Nam,Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, tiếp tục đưa ra công cuộc cải cách điền địa nhằm tranh thủ “nhântâm” của nông dân miền Nam trong việc lôi kéo lực lượng này xa rời lực lượng Cách mạng. Chính vìvậy, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã ban hành luật 003/70 ấn định chính sách “Người cày córuộng” được áp dụng chủ yếu ở nông thôn miền Nam, nhằm lôi kéo được nông dân tạo điều kiệnthuận lợi trong việc thực hiện chính sách chống “Cộng sản” của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Luật “Người cày có ruộng” ra đời nhằm mục đích chính trị là trên hết, nên dự luật được tiếnhành nhanh chóng, không thể hiện tính “dân chủ” trong việc lắng nghe những nguyện vọng của nhândân trước khi ban hành luật, vì vậy đã tạo ra sự chống đối, mâu thuẫn của nông dân với chính quyềnViệt Nam Cộng hòa. Với những mục đích đó bài viết này sẽ khái quát cơ bản về quá trình thực hiệnvà những hạn chế của luật “Người cày có ruộng” mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thi hành.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu tổng thể là dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà Nước Việt Nam về vấn đềchiến tranh và cách mạng, về vấn đề dân tộc và giai cấp. 406 Phương pháp nghiên cứu cụ thể là kết hợp hai phương pháp cơ bản của sử học Mácxit và phươngpháp lịch sử và phương pháp logic; đáp ứng việc tái hiện lịch sử, phân tích và đánh giá các vấn đềlịch sử, xem xét các mối quan hệ bản chất của các vấn đề lịch sử. Và những phương pháp cụ thể kháctrong khoa học xã hội nhân văn hiện nay như: thống kế, mô tả, so sánh, đối chiếu, để xác định các cứliệu lịch sử và các vấn đề của bài viết với những vấn đề khác.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam trước năm 1970 Thời kỳ Đệ nhất cộng hòa (1954 - 1963): Sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng hòa,Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống và về Sài Gòn trong hoàn cảnh tuyệt đại đa số nông dân miềnNam ủng hộ Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Hơn thế nữa lúc bấy giờ có trên nửa triệu nôngdân đang hưởng chính sách cải cách ruộng đất của Việt Minh. Để đánh bại sự ảnh hưởng của chế độcộng sản tại nông thôn miền Nam, Hoa Kỳ hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề cải cách điền địa đốivới sự tồn tại của chính quyền Ngô Đình Diệm, để thực hiện mục tiêu đó trong hai năm 1955 - 1956,chính phủ Hoa Kỳ đã cử các chuyên gia về cải cách điền địa sang để cố vấn cho Ngô Đình Diệm,kèm theo theo khoản viện trợ “12 triệu đôla viện trợ thực hiện cải cách điền địa” (Lâm Quang Huyên,1985). Nội dung cơ bản của “Luật lệ cải cách điền địa” dưới thời Ngô Đình Diệm được thể hiện qua3 đạo dụ: Dụ số 2 ban hành ngày 8/1/1955; Dụ số 7 ban hành ngày 5/2/1955 và Dụ số 57 ban hànhngày 22/10/1956. Theo thống kê của Bộ cải cách điền địa dưới thời Ngô Đình Diệm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: