Cách tiếp cận của các nhà phê bình văn học miền Nam, đã tái hiện diện mạo giá trị nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ nhiều góc nhìn khác nhau và khẳng định vai trò của người đọc trong nghiên cứu phê bình văn học. Từ đó, cho thấy tầm quan trọng, sự chi phối của bối cảnh văn hóa, xã hội, “tầm đón đợi” của độc giả trong tiếp nhận, góp phần mở rộng không gian thẩm mỹ của tác phẩm
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Mặc Tử và Bích Khê trong quan niệm của một số nhà phê bình văn học ở miền Nam từ 1945 đến 1975
HÀN MẶC TỬ VÀ BÍCH KHÊ TRONG QUAN NIỆM
CỦA MỘT SỐ NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC Ở MIỀN NAM TỪ 1945 ĐẾN 1975
NGUYỄN MINH THƠM - HOÀNG THỊ HUẾ
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Cách tiếp cận của các nhà phê bình văn học miền Nam, đã tái hiện diện
mạo giá trị nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê từ nhiều góc nhìn khác nhau và
khẳng định vai trò của người đọc trong nghiên cứu phê bình văn học. Từ đó, cho
thấy tầm quan trọng, sự chi phối của bối cảnh văn hóa, xã hội, “tầm đón đợi” của
độc giả trong tiếp nhận, góp phần mở rộng không gian thẩm mỹ của tác phẩm.
Từ khóa: phê bình văn học miền Nam, thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê, người đọc,
tiếp nhận, giá trị nghệ thuật.
1. MỞ ĐẦU
Văn học đô thị miền Nam là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển của văn
học dân tộc. Từ quan niệm của các nhà phê bình khi tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê, giá
trị nghệ thuật thơ của hai thi nhân sẽ được khẳng định và được tái hiện từ các chiều kích khác
nhau. Cùng với một số nhà thơ mới có tiếng khác, Hàn Mặc Tử và Bích Khê được nghiên cứu
nhiều. Trên tuần báo Văn, Văn hóa Á châu, Khai trí của Sài Gòn xuất bản dày đặc những bài
viết về Bích Khê và Hàn Mặc Tử. Những bài nghiên cứu tiêu biểu: Về Hàn Mặc Tử: Đức tin
trong thơ Hàn Mặc Tử của Đặng Tiến; Nữ sĩ Mai Đình với Hàn Mặc Tử của Đường Bá Bốn;
Hàn Mặc Tử - thi nhân tiền chiến và Một vài kỷ niệm về Hàn Mặc Tử của Hoàng Diệp;
Hàn Mặc Tử hay là hiện hữu của thơ của Huỳnh Phan Anh; Hàn Mặc Tử đau thương và
sáng tạo của Nguyễn Kim Chương; Tan loãng trong Hàn Mặc Tử của Phạm Đán Bình;
Đôi nét về Hàn Mặc Tử và Ảnh hưởng đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử của Quách Tấn;...
Về Bích Khê có một số bài đáng chú ý như: Người em Bích Khê của Ngọc Sương; Bích Khê có
khuynh hướng chính trị không và Nhân nhớ Bích Khê và thơ Bích Khê bàn về thơ tượng trưng của
Tam Ích; Nhạc và họa trong thơ Bích Khê của Đinh Cường; trên Tạp chí văn học ra ngày
20/11/1974 với chuyên đề về Bích Khê có các bài: Bích Khê: dòng thơ, khoảng thơ và thời gian của
Phạm Hoài Việt; Tinh huyết của Bích Khê của Lê Huy Oanh; Thế giới thơ tượng trưng Bích Khê
của Phạm Kim Thịnh. Bên cạnh đó, có công trình Đời Bích Khê của Quách Tấn và công
trình Việt Nam thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn Long gồm hai bài viết về Bích Khê và
Hàn Mặc Tử...
Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã tập trung nghiên cứu sâu thêm về cuộc
đời và sự nghiệp của hai nhà thơ. Bạn đọc chủ yếu trong giai đoạn này vẫn là những nhà phê
bình, người thân và bạn văn chương cùng thời với hai nhà thơ. Họ đều là những người đã gắn
bó và yêu quý con người cũng như thơ ca của Hàn Mặc Tử và Bích Khê, đều mang trong
mình tâm huyết mở hết mọi bức màn bí mật để khẳng định thêm giá trị thơ ca của hai chàng
thi sĩ.
2. VỀ HÀN MẶC TỬ
Từ sau năm 1945, người ta ít nói về thơ Hàn Mặc Tử hơn, hầu như là tên tuổi của ông
không được nhắc tới nữa. Nhưng ở miền Nam, giới nghiên cứu lại bắt đầu rộ lên phong trào
bình luận Thơ mới và trong đó không thể thiếu thơ Hàn Mặc Tử. Do chiến tranh, những tài
liệu về Hàn Mặc Tử bị mất mát gần hết, gây ra không ít khó khăn cho người nghiên cứu.
May sao, vẫn còn những người thân, người bạn văn chương vẫn mang trong mình toàn bộ
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 312-219
HÀN MẶC TỬ VÀ BÍCH KHÊ TRONG QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC... 313
ký ức về Hàn Mặc Tử như Trần Thanh Mại, Quách Tấn, Chế Lan Viên... Từ những tài liệu
còn sót lại và từ những bài viết hồi cố của Quách Tấn - người lưu giữ toàn bộ bản thảo thơ
Hàn Mặc Tử, giới nghiên cứu miền Nam lại bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu đời và thơ
Hàn Mặc Tử. Những nghiên cứu giai đoạn này mang màu sắc đa dạng hơn, có thiên hướng
khách quan và khoa học hơn, làm đầy thêm lịch sử nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử. Mặc dù lý
luận phê bình văn học miền Nam lúc này rất phức tạp và chịu nhiều thử thách nhưng vẫn có
một số nhà nghiên cứu tâm huyết và có nhiều bài viết giá trị về Hàn Mặc Tử như Tam Ích,
Hoàng Diệp, Huỳnh Phan Anh, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Kim Chương,
Võ Long Tê... Hai xu hướng chính trong nghiên cứu Hàn Mặc Tử vẫn là nghiên cứu về cuộc
đời và nghiên cứu về thơ ca.
Trong bài viết Đôi nét về Hàn Mặc Tử, Quách Tấn đề cập đến nhiều yếu tố trong cuộc đời bi
thương của Tử: gia đình, quê hương, bạn bè, tình yêu, bệnh tật, các chặng đường thơ, tình bạn
và mối quan hệ của ông với Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử sinh ra và lớn lên ở dải đất miền Trung,
từ nhỏ đã được theo cha đi khắp nơi từ miền Trung vào tận miền Nam cho nên điều này ảnh
hưởng lớn đến thơ chàng sau này. Theo Quách Tấn, Hàn Mặc Tử chịu nhiều ảnh hưởng từ bà
thân sinh, đặc biệt là tính tình hiền hậu. Kh ...