Hành động thiết lập tư thế người trong không gian và các phương thức biểu đạt chúng trong tiếng Việt
Số trang: 8
Loại file: doc
Dung lượng: 91.50 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này tác giả sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu các hành động tự thiết lập tư thế cơ bản của người trong không gian và các phương thức biểu đạt chúng trong tiếng Việt nhằm chỉ ra cơ sở ngữ nghĩa cho việc xác định các đơn vị “tương đương chức năng” của các động từ tiếng Nga nêu trên trong tiếng Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành động thiết lập tư thế người trong không gian và các phương thức biểu đạt chúng trong tiếng Việt TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 19, 2003 HÀNH ĐỘNG THIẾT LẬP TƯ THẾ NGƯỜI TRONG KHÔNG GIAN VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CHÚNG TRONG TIẾNG VIỆT Nguy ễn Tình Tr ường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 1. Đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga chúng tôi thấy có sự bất tương đồng trong phương thức biểu đạt các hành động thiết lập tư thế của người trong không gian. Khảo sát cho thấy, trong tiếng Nga để biểu thị hành động thiết lập tư thế có các động từ sau: лечь ложиться (nằm xuống), сесть садиться (ngồi xuống), встать вставать (đứng dậy)... Khác với tiếng Nga, trong tiếng Việt không có các động từ độc lập và chuyên dụng biểu thị các hành động này mà thay vào đó là các động từ chỉ tư thế (đứng, quỳ, ngồi, nằm) với nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu các hành động tự thiết lập tư thế cơ bản của người trong không gian và các phương thức biểu đạt chúng trong tiếng Việt nhằm chỉ ra cơ sở ngữ nghĩa cho việc xác định các đơn vị “tương đương chức năng” của các động từ tiếng Nga nêu trên trong tiếng Việt. Ở đây chúng tôi cũng xin nói thêm, như chúng ta đã biết, tư thế của người trong không gian rất đa dạng. Song trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến các tư thế được xem là cơ bản và phổ biến nhất, đó là: đứng, quỳ, ngồi, nằm. Bên cạnh đó, hành động thiết lập tư thế mà chúng tôi vừa trình bày ở trên là hành động tự thiết lập tư thế, tức là chủ thể tự tiến hành nhằm đạt một tư thế nào đó. Sở dĩ phải nói thêm điều này là vì trong thực tế, mỗi tư thế có được không phải bao giờ cũng do chính chủ thể tạo nên, mà có khi là do một chủ thể khác tác động vào để tạo nên. Chẳng hạn như tư thế nằm của đứa bé trong nôi, có thể là do người mẹ hoặc ai đó đã đặt đứa bé nằm vào đấy chứ không phải đứa bé tự thiết lập cho mình tư thế nằm. 49 2. Để giải quyết nhiệm vụ vừa nêu trên, trước tiên chúng tôi muốn đề cập đến mối quan hệ giữa tư thế và hành động thiết lập tư thế, qua đó làm rõ hơn khái niệm hành động tự thiết lập tư thế của người trong không gian. 2.1. Mối quan hệ giữa tư thế và hành động thiết lập tư thế Như chúng ta đã biết, để biểu thị các tư thế cơ bản của người, trong tiếng Việt có các động từ chuyên dụng sau: đứng, quỳ, ngồi, nằm. Bản thân ý nghĩa từ vựng của các từ này đã cho biết về tư thế của người trong không gian. Động từ đứng là biểu thị tư thế của người thẳng đứng và vuông góc với mặt phẳng ngang. Hai động từ ngồi và quỳ cũng tương tự như vậy, tức là chỉ tư thế vuông góc với mặt phẳng ngang nhưng điểm tiếp giáp có sự khác nhau. Riêng động từ nằm biểu thị tư thế không vuông góc với mặt phẳng ngang mà song song và tiếp giáp với mặt phẳng ngang với kích thước và hình dạng vừa bằng với chủ thể. Có thể minh họa điều này bằng các ví dụ sau: Xuân tóc đỏ và người đàn bà kia thì đứng ở ngoài cửa (Vũ Trọng Phụng, “Số đỏ”). Vua lại nhìn tên ác bá quỳ trước ghế, mặt xám như chì (Bùi Văn Nguyên, “Truyện danh nhân”). Hắn (Chí Phèo) về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó (Nam Cao, “Truyện ngắn chọn lọc”). Chí Phèo nằm dài không nhúc nhích, rên khe khẽ như gần chết (Nam Cao, “Truyện ngắn chọn lọc”). Qua các ví dụ trên chúng ta dễ dàng nhận thấy các tư thế được biểu thị bởi các động từ đứng, quỳ, ngồi, nằm đều mang đặc tính chung là ở trạng thái tĩnh tại (bất động). Thực tế cho thấy các trạng thái này của chủ thể bao giờ cũng là kết quả liền sau của các hành động tự thiết lập tư thế. Hay nói cách khác, hành động tự thiết lập tư thế kết thúc thì lập tức chủ thể sẽ chuyển vào một tư thế nào đó, tức là chuyển qua trạng thái tĩnh tại. Mặt khác, trước khi tiến hành thiết lập một tư thế nào đó chủ thể bao giờ cũng đang ở trong một tư thế nhất định. Chẳng hạn, tư thế đứng là kết quả liền sau của hành động tự thiết lập tư thế đứng, nhưng đồng thời trước khi tiến hành thiết lập tư thế đứng, chủ thể bao giờ cũng đang ở trong một tư thế nào đó, mà thông thường là quỳ, ngồi hoặc nằm. Như vậy có thể nói rằng sự luân phiên giữa tư thế và hành động thiết lập tư thế đã tạo nên vòng tuần hoàn biến thiên giữa nguyên nhân và kết quả, giữa hành động và trạng thái, giữa động và tĩnh. Có thể biểu d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành động thiết lập tư thế người trong không gian và các phương thức biểu đạt chúng trong tiếng Việt TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 19, 2003 HÀNH ĐỘNG THIẾT LẬP TƯ THẾ NGƯỜI TRONG KHÔNG GIAN VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CHÚNG TRONG TIẾNG VIỆT Nguy ễn Tình Tr ường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 1. Đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga chúng tôi thấy có sự bất tương đồng trong phương thức biểu đạt các hành động thiết lập tư thế của người trong không gian. Khảo sát cho thấy, trong tiếng Nga để biểu thị hành động thiết lập tư thế có các động từ sau: лечь ложиться (nằm xuống), сесть садиться (ngồi xuống), встать вставать (đứng dậy)... Khác với tiếng Nga, trong tiếng Việt không có các động từ độc lập và chuyên dụng biểu thị các hành động này mà thay vào đó là các động từ chỉ tư thế (đứng, quỳ, ngồi, nằm) với nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu các hành động tự thiết lập tư thế cơ bản của người trong không gian và các phương thức biểu đạt chúng trong tiếng Việt nhằm chỉ ra cơ sở ngữ nghĩa cho việc xác định các đơn vị “tương đương chức năng” của các động từ tiếng Nga nêu trên trong tiếng Việt. Ở đây chúng tôi cũng xin nói thêm, như chúng ta đã biết, tư thế của người trong không gian rất đa dạng. Song trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến các tư thế được xem là cơ bản và phổ biến nhất, đó là: đứng, quỳ, ngồi, nằm. Bên cạnh đó, hành động thiết lập tư thế mà chúng tôi vừa trình bày ở trên là hành động tự thiết lập tư thế, tức là chủ thể tự tiến hành nhằm đạt một tư thế nào đó. Sở dĩ phải nói thêm điều này là vì trong thực tế, mỗi tư thế có được không phải bao giờ cũng do chính chủ thể tạo nên, mà có khi là do một chủ thể khác tác động vào để tạo nên. Chẳng hạn như tư thế nằm của đứa bé trong nôi, có thể là do người mẹ hoặc ai đó đã đặt đứa bé nằm vào đấy chứ không phải đứa bé tự thiết lập cho mình tư thế nằm. 49 2. Để giải quyết nhiệm vụ vừa nêu trên, trước tiên chúng tôi muốn đề cập đến mối quan hệ giữa tư thế và hành động thiết lập tư thế, qua đó làm rõ hơn khái niệm hành động tự thiết lập tư thế của người trong không gian. 2.1. Mối quan hệ giữa tư thế và hành động thiết lập tư thế Như chúng ta đã biết, để biểu thị các tư thế cơ bản của người, trong tiếng Việt có các động từ chuyên dụng sau: đứng, quỳ, ngồi, nằm. Bản thân ý nghĩa từ vựng của các từ này đã cho biết về tư thế của người trong không gian. Động từ đứng là biểu thị tư thế của người thẳng đứng và vuông góc với mặt phẳng ngang. Hai động từ ngồi và quỳ cũng tương tự như vậy, tức là chỉ tư thế vuông góc với mặt phẳng ngang nhưng điểm tiếp giáp có sự khác nhau. Riêng động từ nằm biểu thị tư thế không vuông góc với mặt phẳng ngang mà song song và tiếp giáp với mặt phẳng ngang với kích thước và hình dạng vừa bằng với chủ thể. Có thể minh họa điều này bằng các ví dụ sau: Xuân tóc đỏ và người đàn bà kia thì đứng ở ngoài cửa (Vũ Trọng Phụng, “Số đỏ”). Vua lại nhìn tên ác bá quỳ trước ghế, mặt xám như chì (Bùi Văn Nguyên, “Truyện danh nhân”). Hắn (Chí Phèo) về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó (Nam Cao, “Truyện ngắn chọn lọc”). Chí Phèo nằm dài không nhúc nhích, rên khe khẽ như gần chết (Nam Cao, “Truyện ngắn chọn lọc”). Qua các ví dụ trên chúng ta dễ dàng nhận thấy các tư thế được biểu thị bởi các động từ đứng, quỳ, ngồi, nằm đều mang đặc tính chung là ở trạng thái tĩnh tại (bất động). Thực tế cho thấy các trạng thái này của chủ thể bao giờ cũng là kết quả liền sau của các hành động tự thiết lập tư thế. Hay nói cách khác, hành động tự thiết lập tư thế kết thúc thì lập tức chủ thể sẽ chuyển vào một tư thế nào đó, tức là chuyển qua trạng thái tĩnh tại. Mặt khác, trước khi tiến hành thiết lập một tư thế nào đó chủ thể bao giờ cũng đang ở trong một tư thế nhất định. Chẳng hạn, tư thế đứng là kết quả liền sau của hành động tự thiết lập tư thế đứng, nhưng đồng thời trước khi tiến hành thiết lập tư thế đứng, chủ thể bao giờ cũng đang ở trong một tư thế nào đó, mà thông thường là quỳ, ngồi hoặc nằm. Như vậy có thể nói rằng sự luân phiên giữa tư thế và hành động thiết lập tư thế đã tạo nên vòng tuần hoàn biến thiên giữa nguyên nhân và kết quả, giữa hành động và trạng thái, giữa động và tĩnh. Có thể biểu d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương thức biểu đạt Cơ sở ngữ nghĩa Biểu đạt trong tiếng Việt Biểu đạt trong tiếng Nga Thiết lập tư thế ngườiGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 20 0 0
-
Đề thi Olympic Ngữ văn 8 ( 2012-2013)
8 trang 19 0 0 -
Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn lớp 10 năm 2018 - Đề số 2
3 trang 18 0 0 -
KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT NGỮ NGHĨA TRONG VĂN BẢN TIN TIẾNG NGA, VÀ TIẾNG VIỆT
9 trang 16 0 0 -
6 Đề kiểm tra HK1 môn Ngữ Văn lớp 9
23 trang 16 0 0 -
Đề KTCL giữa HK II môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Bích Hòa
3 trang 15 0 0 -
Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn lớp 10 năm 2018 - Đề số 3
3 trang 13 0 0 -
Giáo án Ngữ văn 6 - Giáo án định hướng phát triển năng lực học sinh (Mẫu số 2)
68 trang 12 0 0 -
Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ
7 trang 12 0 0 -
Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017 - THPT Đồng Đậu, Tỉnh Vĩnh Phúc
4 trang 11 0 0