Hành vi tẩy chay của người tiêu dùng - Các yếu tố ảnh hưởng
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 243.63 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Hành vi tẩy chay của người tiêu dùng - Các yếu tố ảnh hưởng" được thực hiện với mục đích phác thảo những vấn đề chính về hành vi tẩy chay và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tẩy chay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành vi tẩy chay của người tiêu dùng - Các yếu tố ảnh hưởng HÀNH VI TẨY CHAY CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG Ths. Ngô Ngọc Cƣơng Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội, thì việc hiểu biết sâu sắc hành vi của người tiêu dùng là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Khi nghiên cứu hành vi tiêu dùng, hành vi tẩy chay là chủ đề đóng vai trò quan trọng và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các lãnh đạo doanh nghiệp vì sự tẩy chay của người tiêu dùng có tác động lan tỏa và gây thiệt hại không nhỏ đến uy tín, thương hiệu và giá trị của doanh nghiệp. Với mục đích phác thảo những vấn đề chính về hành vi tẩy chay và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tẩy chay, bài viết ' hành vi tẩy chay của người tiêu dùng - các yếu tố ảnh hưởng' đã được thực hiện. Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tẩy chay, hành vi tẩy chay, tẩy chay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh hiện nay, đặc biệt trong kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của người tiêu dùng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các công ty đa quốc gia cũng như các công ty nội địa. Trong nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, hành vi tẩy chay của người tiêu dùng là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Có nhiều lý do để người tiêu dùng tẩy chay một loại hàng hóa nào đó, cụ thể người tiêu dùng Liên Minh Châu Âu đã tẩy chay đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc vì lo ngại sự độc hại của nó; hay người dân Bỉ, Nhật tẩy chay hàng hóa Trung Quốc vì chất lượng không đảm bảo. Người dân Úc tẩy chay hàng hóa Pháp sau sự cố thử hạt nhân (1995) trên vùng biển Nam Thái Bình Dương, hay người dân Anh kêu gọi tẩy chay cafe Starbucks vì doanh nghiệp không đóng thuế... Ở Việt Nam, sự tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã và đang thu hút sự chú ý của người tiêu dùng do chất lượng hàng hóa kém, độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng từ thực phẩm đến quần áo, thiết bị và máy móc...; hay sự việc hàng loạt siêu thị, chợ và người tiêu dùng Việt Nam đồng loạt tẩy chay sản phẩm Vedan vì công ty xả chất thải bẩn ra môi trường... Tóm lại, có rất nhiều lý do để người tiêu dùng từ chối mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ vì chất lượng sản phẩm không tốt, hay vì nhà sản xuất cung cấp sản phẩm/ hàng hóa không có đạo đức kinh doanh, có những hành vi gây tổn hại cho xã hội, cho môi trường hay cho cộng đồng. Tẩy chay khi đó sẽ là một công cụ hữu ích để nói cảm xúc của người tiêu dùng , nó có tác dụng tác động đến thương hiệu, đến nhà sản xuất cung cấp hàng hóa/ dịch vụ, làm cho họ phải thay đổi hành vi. Thực tế, hành vi tẩy chay của người tiêu dùng là một hiện tượng đã và đang tồn tại trên thị trường. Do vậy, việc nghiên cứu bản chất của hành vi tẩy chay và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tẩy chay của người tiêu dùng là cần thiêt. 607 Bài viết ' hành vi tẩy chay của người tiêu dùng - các yếu tố ảnh hưởng' được thực hiện với mục đích khái quát bản chất của hành vi tẩy chay, cũng như các yếu tố nào đã và đang tác động đến hành vi tẩy chay. Kết quả của bài viết sẽ đem lại những hàm ý cần thiết trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn quản trị. 2. HÀNH VI TẨY CHAY CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG 2.1. Khái niệm Sự tẩy chay của người tiêu dùng là một nổ lực để đạt được những mục tiêu nhất định của một hay nhiều nhóm bằng cách thúc giục người tiêu dùng cá nhân tránh mua những mặt hàng nào đó trên thị trường (Friedman, 1985); hay theo Garrett (1987) sự tẩy chay là sự từ chối các hoạt động tiếp thị đối với một hay nhiều đối tượng mục tiêu của một nhóm người với mục đích thể hiện sự bất mãn với các chính sách nhất định nào đó và nổ lực ép buộc thay đổi chính sách đó. Hành vi tẩy chay là thuật ngữ xuất phát từ thuật ngữ ' sự tẩy chay của người tiêu dùng' được đề xuất bởi Kozinets & Handleman (1998) và được đo lường dưới tên gọi sự sẵn lòng tẩy chay. Hành vi tẩy chay là hành động mang tính tập thể hay hành động mang tính cá nhân của người tiêu dùng nào đó trong xã hội (Kozinets & Handleman, 1998); là hành động kêu gọi người khác không mua sản phẩm của đối tượng bị tẩy chay (Friedman, 1985); hay là sự từ chối các hoạt động tiếp thị của một tổ chức (Garrett, 1987) Hành vi tẩy chay của người tiêu dùng là hành động có dự định mang tính cá nhân hay tập thể của một hay nhiều nhóm người nhằm từ bỏ hoặc kêu gọi người tiêu dùng từ bỏ, phản đối việc tiêu dùng sản phẩm của một hay nhiều tổ chức được cho là đã gây ra những bất lợi, sai trái đối với họ (Cao Quốc Việt, 2018). Tóm lại, hành vi tẩy chay là hành động của người tiêu dùng nhằm mục đích truyền đạt nhận thức và cảm xúc tiêu cực của người tiêu dùng đối với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong xã hội và kêu gọi người khác từ bỏ nó. 2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tẩy chay của ngƣời tiêu dùng 2.2.1. Sự ác cảm của người tiêu dùng Sự ác cảm của người tiêu dùng, theo Klein và cộng sự (1998) là “tàn dư của những cảm xúc ghét bỏ một cách mạnh mẽ liên quan đến các hành động quân sự đã xảy ra, hay những biến cố kinh tế hay chính trị”, và được đo lường thông qua hai khái niệm là “sự ác cảm do chiến tranh” và “sự ác cảm do kinh tế”. Theo Jung và cộng sự (2002), phân loại sự ác cảm thành bốn nhóm là “ác cảm mang tính ổn định”, “ác cảm mang tính tình huống”, “ác cảm mang tính cá nhân”, và “ác cảm mang tính quốc gia”. Trong đó ác cảm mang tính ổn định xuất phát từ yếu tố lịch sử như chiến tranh quân sự, chiến tranh thương mại; ác cảm mang tính tình huống đề cập đến cảm xúc tiêu cực từ một tình huống cụ thể vừa xảy ra; ác cảm mang tính cá nhân là những biểu hiện bức xúc của người tiêu dùng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành vi tẩy chay của người tiêu dùng - Các yếu tố ảnh hưởng HÀNH VI TẨY CHAY CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG Ths. Ngô Ngọc Cƣơng Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội, thì việc hiểu biết sâu sắc hành vi của người tiêu dùng là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Khi nghiên cứu hành vi tiêu dùng, hành vi tẩy chay là chủ đề đóng vai trò quan trọng và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các lãnh đạo doanh nghiệp vì sự tẩy chay của người tiêu dùng có tác động lan tỏa và gây thiệt hại không nhỏ đến uy tín, thương hiệu và giá trị của doanh nghiệp. Với mục đích phác thảo những vấn đề chính về hành vi tẩy chay và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tẩy chay, bài viết ' hành vi tẩy chay của người tiêu dùng - các yếu tố ảnh hưởng' đã được thực hiện. Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tẩy chay, hành vi tẩy chay, tẩy chay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh hiện nay, đặc biệt trong kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của người tiêu dùng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các công ty đa quốc gia cũng như các công ty nội địa. Trong nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, hành vi tẩy chay của người tiêu dùng là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Có nhiều lý do để người tiêu dùng tẩy chay một loại hàng hóa nào đó, cụ thể người tiêu dùng Liên Minh Châu Âu đã tẩy chay đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc vì lo ngại sự độc hại của nó; hay người dân Bỉ, Nhật tẩy chay hàng hóa Trung Quốc vì chất lượng không đảm bảo. Người dân Úc tẩy chay hàng hóa Pháp sau sự cố thử hạt nhân (1995) trên vùng biển Nam Thái Bình Dương, hay người dân Anh kêu gọi tẩy chay cafe Starbucks vì doanh nghiệp không đóng thuế... Ở Việt Nam, sự tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã và đang thu hút sự chú ý của người tiêu dùng do chất lượng hàng hóa kém, độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng từ thực phẩm đến quần áo, thiết bị và máy móc...; hay sự việc hàng loạt siêu thị, chợ và người tiêu dùng Việt Nam đồng loạt tẩy chay sản phẩm Vedan vì công ty xả chất thải bẩn ra môi trường... Tóm lại, có rất nhiều lý do để người tiêu dùng từ chối mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ vì chất lượng sản phẩm không tốt, hay vì nhà sản xuất cung cấp sản phẩm/ hàng hóa không có đạo đức kinh doanh, có những hành vi gây tổn hại cho xã hội, cho môi trường hay cho cộng đồng. Tẩy chay khi đó sẽ là một công cụ hữu ích để nói cảm xúc của người tiêu dùng , nó có tác dụng tác động đến thương hiệu, đến nhà sản xuất cung cấp hàng hóa/ dịch vụ, làm cho họ phải thay đổi hành vi. Thực tế, hành vi tẩy chay của người tiêu dùng là một hiện tượng đã và đang tồn tại trên thị trường. Do vậy, việc nghiên cứu bản chất của hành vi tẩy chay và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tẩy chay của người tiêu dùng là cần thiêt. 607 Bài viết ' hành vi tẩy chay của người tiêu dùng - các yếu tố ảnh hưởng' được thực hiện với mục đích khái quát bản chất của hành vi tẩy chay, cũng như các yếu tố nào đã và đang tác động đến hành vi tẩy chay. Kết quả của bài viết sẽ đem lại những hàm ý cần thiết trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn quản trị. 2. HÀNH VI TẨY CHAY CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG 2.1. Khái niệm Sự tẩy chay của người tiêu dùng là một nổ lực để đạt được những mục tiêu nhất định của một hay nhiều nhóm bằng cách thúc giục người tiêu dùng cá nhân tránh mua những mặt hàng nào đó trên thị trường (Friedman, 1985); hay theo Garrett (1987) sự tẩy chay là sự từ chối các hoạt động tiếp thị đối với một hay nhiều đối tượng mục tiêu của một nhóm người với mục đích thể hiện sự bất mãn với các chính sách nhất định nào đó và nổ lực ép buộc thay đổi chính sách đó. Hành vi tẩy chay là thuật ngữ xuất phát từ thuật ngữ ' sự tẩy chay của người tiêu dùng' được đề xuất bởi Kozinets & Handleman (1998) và được đo lường dưới tên gọi sự sẵn lòng tẩy chay. Hành vi tẩy chay là hành động mang tính tập thể hay hành động mang tính cá nhân của người tiêu dùng nào đó trong xã hội (Kozinets & Handleman, 1998); là hành động kêu gọi người khác không mua sản phẩm của đối tượng bị tẩy chay (Friedman, 1985); hay là sự từ chối các hoạt động tiếp thị của một tổ chức (Garrett, 1987) Hành vi tẩy chay của người tiêu dùng là hành động có dự định mang tính cá nhân hay tập thể của một hay nhiều nhóm người nhằm từ bỏ hoặc kêu gọi người tiêu dùng từ bỏ, phản đối việc tiêu dùng sản phẩm của một hay nhiều tổ chức được cho là đã gây ra những bất lợi, sai trái đối với họ (Cao Quốc Việt, 2018). Tóm lại, hành vi tẩy chay là hành động của người tiêu dùng nhằm mục đích truyền đạt nhận thức và cảm xúc tiêu cực của người tiêu dùng đối với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong xã hội và kêu gọi người khác từ bỏ nó. 2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tẩy chay của ngƣời tiêu dùng 2.2.1. Sự ác cảm của người tiêu dùng Sự ác cảm của người tiêu dùng, theo Klein và cộng sự (1998) là “tàn dư của những cảm xúc ghét bỏ một cách mạnh mẽ liên quan đến các hành động quân sự đã xảy ra, hay những biến cố kinh tế hay chính trị”, và được đo lường thông qua hai khái niệm là “sự ác cảm do chiến tranh” và “sự ác cảm do kinh tế”. Theo Jung và cộng sự (2002), phân loại sự ác cảm thành bốn nhóm là “ác cảm mang tính ổn định”, “ác cảm mang tính tình huống”, “ác cảm mang tính cá nhân”, và “ác cảm mang tính quốc gia”. Trong đó ác cảm mang tính ổn định xuất phát từ yếu tố lịch sử như chiến tranh quân sự, chiến tranh thương mại; ác cảm mang tính tình huống đề cập đến cảm xúc tiêu cực từ một tình huống cụ thể vừa xảy ra; ác cảm mang tính cá nhân là những biểu hiện bức xúc của người tiêu dùng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hành vi tẩy chay Hành vi tẩy chay của người tiêu dùng Hành vi tiêu dùng Tẩy chay hàng hóa Hoạt động tiếp thị hàng hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K
9 trang 364 1 0 -
Bài giảng Hành vi khách hàng: Chương 3 - TS. Nguyễn Khánh Trung
24 trang 233 1 0 -
48 trang 152 0 0
-
Ảnh hưởng của chính sách thuế xanh đến hành vi tiêu dùng hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam
15 trang 89 0 0 -
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của giới trẻ - Trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 84 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước
242 trang 72 0 0 -
Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm xanh
10 trang 70 1 0 -
Tác động của 'bad review' đối với hình ảnh thương hiệu
16 trang 64 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam
9 trang 52 0 0 -
14 trang 51 0 0