harold edgerton, giáo sư của đại học danh tiếng mit, không những là một nhà phát minh, mà còn là một nghệ sĩ đầy sáng tạo. Ông là người đi tiên phong trong thể loại nhiếp ảnh “ngưng động” (stop-action), với phương pháp chụp ảnh có flash siêu nhanh mang tên rapatronic. kỹ thuật này cho phép ghi lại trên phim hình ảnh to dần lên của một quả cầu lửa trong một vụ nổ hạt nhân. chỉ trong khoảng 10 nano giây, hình đã được ghi lại, và mỗi máy rapatronic chỉ chụp chính xác một bức. bức ảnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
harold siêu tốc
Harold siêu tốc
Harold Edgerton, giáo sư của đại học danh tiếng MIT, không những là một
nhà phát minh, mà còn là một nghệ sĩ đầy sáng tạo. Ông là người đi tiên
phong trong thể loại nhiếp ảnh “ngưng động” (stop-action), với phương
pháp chụp ảnh có flash siêu nhanh mang tên Rapatronic. Kỹ thuật này cho
phép ghi lại trên phim hình ảnh to dần lên của một quả cầu lửa trong một vụ
nổ hạt nhân. Chỉ trong khoảng 10 nano giây, hình đã được ghi lại, và mỗi
máy Rapatronic chỉ chụp chính xác một bức.
Bức ảnh nổi tiếng nhất của Harold Edgerton chụp là ảnh viên đạn xuyên qua
một quả táo. Được chụp năm 1964, với thời gian flash chừng một phần triệu
giây nhờ dùng một loại đèn flash đặc biệt, bức ảnh trở nên nổi tiếng cực kỳ.
Viên đạn .30 ly với vận tốc 2800 bộ/giây xuyên ngọt xớt qua quả táo, khiến
quả táo nát như tương. Giáo sư Harold Edgerton đã dùng bức ảnh này trong
bài giảng ở trường MIT của ông, có tên Cách làm nước táo, nhằm cho thấy
lối vào của một viên đạn siêu âm cũng bung bét thấy rõ như đầu ra của nó.
Tuy nhiên, còn nhiều bức của Edgerton lẫy lừng không kém: một giọt sữa
bắn tóe trông hệt cái vương miện; một tay gôn, với 100 chớp đèn nháy một
giây, đánh một cú bạt hình xoắn ốc Ác-si-mét, v.v… Rồi hình chụp những
kiếm thủ, tay vợt tennis, người nhảy dây, người say bóng bàn, tất cả được
chụp thành chuỗi hành động, gợi đến tranh theo phái vị lai với chuỗi cử
động điên cuồng. Cùng với Jacques-Yves Cousteau, giáo sư Harold
Edgerton phát minh ra phương pháp chụp ảnh và quay phim dưới nước,
mang về những bức ảnh kỳ diệu của những miệng núi lửa sâu hàng ngày bộ
dưới đáy đại dương.
Giọt sữa tóe lên như vương miện
Quả chuối bị bắn
Người nhảy dây
Người nhảy cầu
Người chơi tennis
Riêng những bức ảnh chụp quả bom hạt nhân nổ, xin nói thêm một chút, tuy
có vẻ không liên quan đến nghệ thuật.
Quả bom có tên Gadget này dùng cho vụ thử bom hạt nhân đầu tiên của Mỹ
với “bí danh” Trinity Test, dựa theo tên một bài thơ của John Donne – nhà
thơ yêu thích của giám đốc dự án phát triển vũ khí hạt nhân Manhattan,
Robert Oppenheimer.
Vụ nổ dự định diễn ra vào lúc 4h sáng ngày 16. 7. 1945, nhằm sáng thứ Hai.
Nhưng các nhà khoa học của dự án Manhattan quyết định hoãn lại, họ cho
rằng mưa bão nặng nề đang bao phủ địa điểm nổ thử (Los Alamos, New
Mexicon) sẽ làm gia tăng lượng bụi phóng xạ, ảnh hưởng đến kết quả thử
nghiệm. Một số người chầu chực để xem nản quá bỏ về nhà, tin chắc không
có vụ thử hạt nhân này nữa.
Thế rồi mưa tạnh, vào 5:29:45 sáng, Gadget được kích hoạt. Vụ nổ tạo nên
một tia chớp sáng bằng một chục mặt trời, khắp bang New Mexico và cả
một phần bang Arizona, Texas đều thấy. Dân nước Mexico lân cận cũng
thấy. Đám mây hình nấm vọt lên tới 38.000 bộ (khoảng 12km) trong vòng
có vài phút, và khi quả cầu màu cam pha vàng phình lên rồi lan ra, một cái
cột thứ hai, hẹp hơn cột mây đầu, cũng to lên, dẹt ra thành một cây nấm.
Sức nóng của vụ nổ gấp 10.000 lần bề mặt mặt trời. Cách 10 dặm, trong căn
cứ, binh lính tả lại là nóng như trong lò nướng. Sức mạnh của quả bom ước
lượng bằng 20.000 tấn TNT. Trong bán kính một dặm, sinh vật sống kể như
xóa sổ. Cách đó nửa dặm, một container bằng thép nặng 200 tấn bị thổi
văng. Cách thành phố Silver 120 dặm, cửa kính thảy vỡ tan, cư dân tận vùng
Albuquerque thấy chân trời phía nam sáng lòa, vài giây sau tất cả đều rung
chuyển.
Để chuẩn bị cho vụ nổ này, Harold Edgerton chế tạo một ống kính dài 10 bộ
cho máy ảnh, đặt trên một boong-ke cách nơi kích hoạt quả bom 7
dặm. Những bức ảnh được Harold chụp trong 1/100,000,000 giây.
Quả bom đặt trên một giá thép neo chặt vào nền sa mạc bằng dây dẫn. Vào 1
phần triệu giây đầu...
Quả cầu lan xuống...
... bọc cả dây dẫn. Mặt đất phía dưới sáng loáng như gương.
Chỉ trong một phần triệu giây tiếp theo, một hành tinh lửa phồng lên, chiếu
sáng rực cả bầu trời, thổi bay những cây Joshua mờ mờ phía trước.
...