HỆ SINH DỤC NỮ
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 9.13 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hệ thống sinh dục nữ có nhiệm vụ:
1. Tạo ra giao tử cái (trứng), 2. Nhận giao tử đực (tinh trùng) trước khi thụ tinh,
3. Cung cấp môi trường thuận lợi cho quá trình thụ tinh, 4. Tạo điều kiện tốt và hormon để phôi thai làm tổ,
5. Chứa và nuôi dưỡng phôi thai trong quá trình thai kỳ,
6. Tống suất thai trưởng thành để chấm dứt thai kỳ.
Hệ thống sinh dục nữ rất thay đổi ở trẻ em, người trong tuổi
sinh sản và tuổi mãn kinh. Nhìn chung, hệ sinh dục nữ bao gồm 2 buồng trứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỆ SINH DỤC NỮ HỆ SINH DỤC NỮ I. ĐẠI CƯƠNG: Hệ thống sinh dục nữ có nhiệm vụ: 1. Tạo ra giao tử cái (trứng), 2. Nhận giao tử đực (tinh trùng) trước khi thụ tinh, 3. Cung cấp môi trường thuận lợi cho quá trình thụ tinh, 4. Tạo điều kiện tốt và hormon để phôi thai làm tổ, 5. Chứa và nuôi dưỡng phôi thai trong quá trình thai kỳ, 6. Tống suất thai trưởng thành để chấm dứt thai kỳ. Hệ thống sinh dục nữ rất thay đổi ở trẻ em, người trong tuổi sinh sản và tuổi mãn kinh. Nhìn chung, hệ sinh dục nữ bao gồm 2 buồng trứng (ovary), 2 vòi tử cung (vòi trứng- uterine tube), tử cung (uterus), âm đạo (vagina) và bộ phận sinh dục ngoài. Trong bài này sẽ mô tả cấu tạo của tuyến vú, mặc dù đó là tuyến phụ thuộc da, nhưng tuyến vú luôn thay đổi theo trạng thái chung của hệ sinh dục. Buồng trứng xuất hiện ở phôi vào tuần lễ thứ 4 như một tuyến sinh dục trung tính ở vùng mào sinh dục. Trong tuyến sinh dục trung tính này có nhiều tế bào sinh dục nguyên thủy có nguồn gốc từ thành túi noãn hoàng và trung mô. Từ tuần thứ 6 buồng trứng hình thành rõ rệt (biệt hóa theo hướng nữ). Vòi tử cung và tử cung phát triển từ ống cận trung thận (còn gọi là ống Muller), còn ống trung thận thì bị thoái hóa dần. II. BUỒNG TRỨNG: Buồng trứng hình hạt đậu, kích thước 3 x 1,5 cm, nằm phía sau dây chằng rộng và dính vào dây chằng rộng bởi mạc treo buồng trứng. Bề mặt ngoài buồng trứng được lợp bởi một biểu mô vuông đơn trụ thấp được gọi là biểu mô buồng trứng, nhưng thường dẹt và tăng theo tuổi. Tế bào này có nhiều vi nhung mao, thỉnh thoảng có lông chuyển, bề mặt không đều, có những rãnh, các tế bào này không tạo ra giao tử cái. Dưới lớp tế bào bề mặt, buồng trứng gồm 2 phần cấu tạo: (1) phần vỏ, (2) phần tủy mà ranh giới giữa chúng không thể phân biệt. Phần vỏ buồng trứng là một mô liên kết đặc biệt có nhiều nang trứng. Phần tủy buồng trứng nằm giữa, là mô liên kết chứa nhiều sợi cơ trơn, thần kinh, nhiều mạch máu dạng lò xo, nhiều mạch bạch huyết. Dưới biểu mô buồng trứng có dải mô liên kết mỏng, khá đặc, được gọi là màng trắng. Do đó, nhìn từ ngoài, buồng trứng có màu hơi trắng đực. 1. Các nang trứng: (a) Biểu mô vuông đơn; (b) màng trắng; (c) nang trứng nguyên thủy và nang sơ cấp; (d) noãn bào I; (e) màng trong suốt; (f) vòng tia; (g) lớp hạt; (h) lớp vỏ; (i) nang trứng có hốc Các nang trứng nằm vùi trong lớp đệm vỏ, dưới màng trắng, một loại mô liên kết đặc biệt nhiều tế bào sợi non, sợi chun và sợi keo. Mỗi nang trứng có dạng hình cầu gồm một noãn bào và nhiều tế bào nang vây quanh. Trong cả 2 buồng trứng ở phụ nữ trẻ có khoảng 400.000 nang trứng. Hầu hết số nang trứng này bị thoái hóa, chỉ có một số ít (khoảng 400 – 450) nang trứng tiến triển và đạt đến chín. Sự thoái hóa của nang trứng phần lớn xảy ra trước lúc sanh, còn lại có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của nang trứng. Các nang trứng tiến triển trải qua các giai đoạn: nang trứng nguyên thủy, nang trứng sơ cấp, nang trứng thứ cấp, nang trứng có hốc và nang trứng chín. Nang trứng nguyên thủy là những nang trứng nhỏ nhất nằm ở vùng ngoại vi buồng trứng. Nang trứng này có một noãn bào I và xung quanh noãn bào có một hàng tế bào nang dẹt, tựa trên màng đáy phân cách với các tế bào liên kết xung quanh. Noãn bào của nang trứng nguyên thủy là tế bào lớn hình cầu với đường kính khoảng 25 micron. Nhân ít nhuộm màu có một hạt nhân lớn. Các bào quan trong bào tương (ti thể, lưới nội bào không hạt, bộ Golgi…) thường tập trung quanh nhân. Nang tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỆ SINH DỤC NỮ HỆ SINH DỤC NỮ I. ĐẠI CƯƠNG: Hệ thống sinh dục nữ có nhiệm vụ: 1. Tạo ra giao tử cái (trứng), 2. Nhận giao tử đực (tinh trùng) trước khi thụ tinh, 3. Cung cấp môi trường thuận lợi cho quá trình thụ tinh, 4. Tạo điều kiện tốt và hormon để phôi thai làm tổ, 5. Chứa và nuôi dưỡng phôi thai trong quá trình thai kỳ, 6. Tống suất thai trưởng thành để chấm dứt thai kỳ. Hệ thống sinh dục nữ rất thay đổi ở trẻ em, người trong tuổi sinh sản và tuổi mãn kinh. Nhìn chung, hệ sinh dục nữ bao gồm 2 buồng trứng (ovary), 2 vòi tử cung (vòi trứng- uterine tube), tử cung (uterus), âm đạo (vagina) và bộ phận sinh dục ngoài. Trong bài này sẽ mô tả cấu tạo của tuyến vú, mặc dù đó là tuyến phụ thuộc da, nhưng tuyến vú luôn thay đổi theo trạng thái chung của hệ sinh dục. Buồng trứng xuất hiện ở phôi vào tuần lễ thứ 4 như một tuyến sinh dục trung tính ở vùng mào sinh dục. Trong tuyến sinh dục trung tính này có nhiều tế bào sinh dục nguyên thủy có nguồn gốc từ thành túi noãn hoàng và trung mô. Từ tuần thứ 6 buồng trứng hình thành rõ rệt (biệt hóa theo hướng nữ). Vòi tử cung và tử cung phát triển từ ống cận trung thận (còn gọi là ống Muller), còn ống trung thận thì bị thoái hóa dần. II. BUỒNG TRỨNG: Buồng trứng hình hạt đậu, kích thước 3 x 1,5 cm, nằm phía sau dây chằng rộng và dính vào dây chằng rộng bởi mạc treo buồng trứng. Bề mặt ngoài buồng trứng được lợp bởi một biểu mô vuông đơn trụ thấp được gọi là biểu mô buồng trứng, nhưng thường dẹt và tăng theo tuổi. Tế bào này có nhiều vi nhung mao, thỉnh thoảng có lông chuyển, bề mặt không đều, có những rãnh, các tế bào này không tạo ra giao tử cái. Dưới lớp tế bào bề mặt, buồng trứng gồm 2 phần cấu tạo: (1) phần vỏ, (2) phần tủy mà ranh giới giữa chúng không thể phân biệt. Phần vỏ buồng trứng là một mô liên kết đặc biệt có nhiều nang trứng. Phần tủy buồng trứng nằm giữa, là mô liên kết chứa nhiều sợi cơ trơn, thần kinh, nhiều mạch máu dạng lò xo, nhiều mạch bạch huyết. Dưới biểu mô buồng trứng có dải mô liên kết mỏng, khá đặc, được gọi là màng trắng. Do đó, nhìn từ ngoài, buồng trứng có màu hơi trắng đực. 1. Các nang trứng: (a) Biểu mô vuông đơn; (b) màng trắng; (c) nang trứng nguyên thủy và nang sơ cấp; (d) noãn bào I; (e) màng trong suốt; (f) vòng tia; (g) lớp hạt; (h) lớp vỏ; (i) nang trứng có hốc Các nang trứng nằm vùi trong lớp đệm vỏ, dưới màng trắng, một loại mô liên kết đặc biệt nhiều tế bào sợi non, sợi chun và sợi keo. Mỗi nang trứng có dạng hình cầu gồm một noãn bào và nhiều tế bào nang vây quanh. Trong cả 2 buồng trứng ở phụ nữ trẻ có khoảng 400.000 nang trứng. Hầu hết số nang trứng này bị thoái hóa, chỉ có một số ít (khoảng 400 – 450) nang trứng tiến triển và đạt đến chín. Sự thoái hóa của nang trứng phần lớn xảy ra trước lúc sanh, còn lại có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của nang trứng. Các nang trứng tiến triển trải qua các giai đoạn: nang trứng nguyên thủy, nang trứng sơ cấp, nang trứng thứ cấp, nang trứng có hốc và nang trứng chín. Nang trứng nguyên thủy là những nang trứng nhỏ nhất nằm ở vùng ngoại vi buồng trứng. Nang trứng này có một noãn bào I và xung quanh noãn bào có một hàng tế bào nang dẹt, tựa trên màng đáy phân cách với các tế bào liên kết xung quanh. Noãn bào của nang trứng nguyên thủy là tế bào lớn hình cầu với đường kính khoảng 25 micron. Nhân ít nhuộm màu có một hạt nhân lớn. Các bào quan trong bào tương (ti thể, lưới nội bào không hạt, bộ Golgi…) thường tập trung quanh nhân. Nang tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 150 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 148 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 143 1 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 143 0 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 143 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 117 0 0 -
40 trang 94 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 88 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 84 0 0 -
40 trang 63 0 0