Thông tin tài liệu:
Con đường lectin Gần đây người ta mới phát hiện thêm một con đường hoạt hoá bổ thể khác mà cũng không cần có sự tham gia của kháng thể. Con đường này được khởi động thông qua các protein có khả năng bám vào carbohydrate được gọi là các lectin, vì thế con đường hoạt hoá bổ thể này được gọi là con đường lectin (lectin pathway). Giống như con đường không cổ điển, do không cần kháng thể nên con đường lectin cũng là thành phần của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 4) HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 4) Con đường lectin Gần đây người ta mới phát hiện thêm một con đường hoạt hoá bổ thể khácmà cũng không cần có sự tham gia của kháng thể. Con đường này được khởi độngthông qua các protein có khả năng bám vào carbohydrate được gọi là các lectin, vìthế con đường hoạt hoá bổ thể này được gọi là con đường lectin (lectin pathway).Giống như con đường không cổ điển, do không cần kháng thể nên con đườnglectin cũng là thành phần của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh. Con đường lectin đượckhởi động khi protein trong huyết thanh có tên gọi là mannose-binding lectin(lectin gắn mannose, viết tắt là MBL) gắn vào các gốc mannose là thành phần củacác glycoprotein hoặc các phân tử carbohydrate trên bề mặt của các vi sinh vật. Vìcác gốc mannose chỉ có trên bề mặt các vi sinh vật chứ không có trên các tế bàocủa động vật có vú nên con đường lectin được coi là một biện pháp để hệ thốngmiễn dịch phân biệt “lạ-quen”. Tuy nhiên về cơ chế hoạt động thì con đường lectingiống với con đường cổ điển hơn. MBL là một protein của pha cấp được tạo ratrong các phản ứng viêm. Về cấu trúc thì MBL có hình dạng tương tự như phân tửC1q và về chức năng thì protein này cũng hoạt động tương tự như phân tử C1qtrong quá trình hoạt hoá con đường cổ điển. Phân tử MBL có hai phân tử enzymeprotease có cấu trúc và hoạt tính tương tự như C1r và C1s bám vào là mannose-associated serine protease 1 và 2 (lần lượt được kí hiệu là MASP1 và MASP2).Phức hợp MBP-MASP1-MASP2 hoạt hoá C4 và C2 để tạo thành C4bC2a manghoạt tính C3 convertase trong con đường cổ điển. Như vậy con đường lectin hoàvào với con đường cổ điển từ bước hoạt hoá C3. Các cấu thành liên quan đến sựhình thành của C3/C5 convertase trong các con đường cổ điển, không cổ điển vàlectin được tóm tắt trong bảng 6.3. Bảng 6.3. Các thành phần liên quan đến sự hình thành của C3convertase và C5 convertase Con đường Con đường Con đường cổ điển lectin không cổ điển Các protein C4 + C2 C4 + C2 C3 + yếu tố Btiền thân Protease C1s MASP Yếu tố Dhoạt hoá C3 C4b2a C4b2a C3bBbconvertase C5 C4b2a3b C4b2a3b C3bBb3bconvertase Cấu thành C3b C3b C3bgắn C5 Sự hình thành phức hợp tấn công màng Những bước cuối của quá trình hoạt hoá bổ thể có liên quan đến C5b, C6,C7, C8 và C9. Các thành phần này tương tác tuần tự với nhau để tạo ra một cấutrúc đại phân tử được gọi là phức hợp tấn công màng. Phức hợp này chiếm chỗcủa các phospholipid màng, tạo thành một kênh xuyên màng, gây rối loạn màng vàcho phép các ion cùng các phân tử nhỏ khuếch tán ra vào qua màng một cách tựdo. Hình 6.x. Quá trình hình thành phức hợp tấn công màng Như đã ghi nhận trong phần trước, ở cả ba con đường (cổ điển, không cổđiển và lectin), thành phần C5 gồm 2 chuỗi protein (a và b) đều bị enzyme C5convertase phân cắt. Sau khi C5 gắn vào cấu thành C3b không có tính enzyme củaC3 convertase, đầu tận cùng amine của chuỗi (bị phân cắt tạo ra mảnh nhỏ C5akhuếch tán đi và mảnh lớn C5b. Mảnh C5b này cung cấp một vị trí kết hợp chocác cấu thành sau đó của phức hợp tấn công màng (xem hình 15.4d). Cấu thànhC5b rất kém ổn định và bị bất hoạt trong vòng 2 phút nếu không được thành phầnC6 gắn vào và làm ổn định hoạt tính cho nó. Không ít thì nhiều tất cả các tương tác của bổ thể đều diễn ra trên mặt áinước của các màng hoặc trên các phức hợp miễn dịch trong pha dịch lỏng. Trongkhi phức hợp C5b6 gắn vào C7 nó trải qua quá trình chuyển đổi cấu trúc ái nước -lưỡng cực bộc lộ ra những vùng kỵ nước, những vùng này đóng vai trò như nhữngvị trí kết hợp với phospholipid của màng. Nếu tương tác diễn ra trên màng tế bàođích thì vị trí kết hợp kỵ nước có thể cho phép phức hợp C5b67 cài vào đượcmàng phospholipid kép (xem hình 15.4e). Tuy nhiên nếu tương tác xẩy ra trên mộtphức hợp miễn dịch hoặc trên một bề mặt hoạt hoá không thuộc tế bào khác thìsau đó vị trí kết hợp kỵ nước không thể giữ cố định được phức hợp và nó bị giảiphóng. Phức hợp C5b67 được giải phóng ra có thể gắn vào các tế bào lân cận dẫnđến làm tan các tế bào “ngoại phạm” này. Trong một số bệnh có sự tạo thành củacác phức hợp miễn dịch thì tổn thương mô là do hiện tấn công nhầm, “tên bay đạnlạc”, “chẳng phải đầu mà lại phải tai” này làm tan các tế bào “ngoại phạm” này.Quá trình có tính chất tự miễn này sẽ được trình bầy trong chương bệnh tự miễn. Sự gắn của C8 vào C5b67 đã gắn trước trên màng tạo nên một biến đổi vềhình thái của C8 và vì thế nó cũng trải qua quá trình chuyển trạng thái ...