Danh mục

Hệ thống di tích thuộc Dinh trấn Thanh Chiêm (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 251.71 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hệ thống di tích thuộc Dinh trấn Thanh Chiêm (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) trình bày đầy đủ và chi tiết về hệ thống các công trình kiến trúc còn lại sót thuộc về dinh trấn Thanh Chiêm. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp người đọc hình dung được toàn bộ di tích và định hướng các giải pháp để trùng tu, tôn tạo di tích trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống di tích thuộc Dinh trấn Thanh Chiêm (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam)HỆ THỐNG DI TÍCH THUỘC DINH TRẤN THANH CHIÊM(XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM) Phạm Thị Phúc1 Tóm tắt: Dinh trấn Thanh Chiêm – trung tâm hành chính thứ hai của chính quyềnchúa Nguyễn, được xây dựng từ 1602 và tồn tại trong hai thế kỷ. Dinh trấn Thanh Chiêmđã đóng vai trò quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa – xã hội của xứ ĐàngTrong. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hiện nay dinh trấn bị tàn phá rất nhiều. Quaquá trình khảo sát cho thấy, di tích dinh trấn Thanh Chiêm chỉ còn 4 công trình mặc dùđược tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn nguyên giá trị là Hội Phước Tự, nhà thờ PhướcKiều, đền thờ Đoàn Qúy Phi, đình An Nhơn, các công trình khác chỉ còn là phế tích. Ởbài viết này tác giả tập trung khảo tả chi tiết về bốn công trình còn lại kể trên. Qua đó,giúp người đọc hình dung một cách tổng thể di tích dinh trấn Thanh Chiêm ngày nay. Từ khóa: Dinh trấn Thanh Chiêm, đền thờ Đoàn Qúy Phi, chúa Nguyễn. 1. Mở đầu Sau khi đã ổn định được chính quyền tại xứ Đàng Trong, vào năm 1602, NguyễnHoàng đã có một quyết định hết sức quan trọng, đó là cho xây dựng dinh trấn ThanhChiêm. Mục đích xây dựng dinh trấn là giúp chính quyền chúa Nguyễn ở Chính dinhquản lý được vùng này. Đồng thời cử người con thứ sáu của mình là hoàng tử NguyễnPhúc Nguyên vào nhậm chức trấn thủ. Tồn tại trong khoảng hai thế kỷ, dinh trấn ThanhChiêm thực sự chứng tỏ được vai trò chiến lược của mình trong cả chính trị, kinh tế lẫnvăn hóa, xã hội. Tuy nhiên, sau chính quyền chúa Nguyễn sụp đỗ bởi phong trào nôngdân Tây Sơn và qua hai cuộc chiến tranh, dinh trấn đã bị tàn phá rất nhiều. Trong cuộc khảo sát những di tích thuộc dinh trấn Thanh Chiêm, chúng tôi dưới sựhướng dẫn nhiệt tình của các vị cao niên trong làng đã đến tận nơi để tìm hiểu những ditích và cả những phế tích thuộc dinh trấn này. Qua quá trình khảo sát, kết hợp cùng vớicác tài liệu thu thập được về dinh trấn Thanh Chiêm chúng tôi nhận thấy trong tổng thểcác di tích thuộc dinh trấn Thanh Chiêm, có 4 công trình mặc dù đã qua tu bổ nhưng vẫnnguyên giá trị là Hội Phước Tự, Đình An Nhơn, nhà thờ Phước Kiều và đền thờ ĐoànQuý Phi, các công trình khác đều chỉ còn phế tích. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽtrình bày đầy đủ và chi tiết về hệ thống các công trình kiến trúc còn lại sót thuộc về dinhtrấn Thanh Chiêm. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp người đọc hình dung được toàn bộdi tích và định hướng các giải pháp để trùng tu, tôn tạo di tích trong thời gian tới. 2. Nội dung 2.1. Đình An Nhơn Đình An Nhơn ra đời với mong muốn cầu được phù trợ, cầu quốc thái dân an vàngày càng phát triển hơn nữa để dinh trấn Thanh Chiêm đạt được cực thịnh. Đình chínhlà nơi hội họp của làng khi có việc làng việc nước cần giải quyết, có lẽ quan trấn thủ cũngtham gia vào nếu là việc liên quan đến dinh trấn nơi ông quản hay việc gấp từ Chính dinhđưa xuống cần bàn bạc với các bô lão chức sắc trong làng.1. ThS., Trường Đại học Quảng Nam72 PHẠM THỊ PHÚC Đình An Nhơn tọa lạc trên xứ đất Lương Hòa, làng An Nhơn, thôn Thanh Chiêm,xã Điện Phương. Trải qua nhiều lần tu sửa, ngôi đình vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính vốncó, lần trùng tu gần nhất năm 1999, trên nền đất cũ với diện tích 64m2, được xây theohướng Đông. Từ QL1A từ Bắc vào Nam ngay chợ Tổng đi phía bên trái xuống khoảng500m qua hai cầu chui (tên gọi người dân địa phương của đường đi chui qua dưới đườngQuốc lộ tránh thị trấn Vĩnh Điện), rẽ bên tay phải con hẻm nhỏ (ngay nhà ông Võ Mễ)50m, đình An Nhơn nằm bên phải của con đường quay về hướng mặt trời mọc. Trước đây phía bên trái ngoài đình làng từ trong ra có nhà hội hương nhưng saunăm 1945 nhà hội hương bị đổ nát nên đến năm 1968 dân làng xây dựng tại vị trí đó mộtĐài Nghĩa Tự với ba miếu thờ bên dưới gốc cây bồ đề cổ thụ. Đình có không gian thoáng đãng được bao quanh bởi hàng rào chè tàu cắt xén cẩnthận. Lối đi vào không trực diện vào cửa chính, che cho lối đi là tấm bình phong, ngườivào đình phải rẽ hướng bên trái để vào sân đình. Sân đình trước đây lót gạch Thanh Hànhưng do thời gian lâu làm hư hại bây giờ đã tráng bê tông tạo khoảng trống rộng rãi,sạch sẽ cho mỗi dịp đình có lễ lớn, đủ không gian cho con cháu dân làng tụ họp. Phía trước sân Đình là bức bình phong trên có hình ảnh về một trong tứ linh màngười Việt hay nhắc đến đó là con lân có màu sắc sặc sỡ mang dáng vóc hùng dũng uynghiêm nơi cổng đình. Mái đình được lợp ngói âm dương đất nung, ngói xếp chồng lênnhau theo quy tắc úp ngửa mặc dù độ xếp dày đặc nhưng vẫn đảm bảo nét mềm mạiduyên dáng cho toàn bộ mái đình. Trên đỉnh mái đình có đặt hai con rồng và hình nguyệtở giữa theo thế lưỡng long chầu nguyệt là nơi hội tụ long khí giữa đất trời và càng xuôivề mái hiên có hai con phư ...

Tài liệu được xem nhiều: