Danh mục

HỆ THỐNG ĐIỀU KHỂN PHÂN TÁN - CHƯƠNG 13

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.60 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN 13.1 Đánh giá và lựa chọn các sản phẩm DCS tích hợp trọn vẹn 13.1.1 Phạm vi chức năng Chức năng ₫iều khiển cơ sở • Phương pháp điều khiển vòng kín (PID, MPC, Fuzzy) với các yêu cầu công nghiệp như chuyển chế độ Manual/Automatic trơn tru, Anti-ResetWindup.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỆ THỐNG ĐIỀU KHỂN PHÂN TÁN - CHƯƠNG 13 97 13 ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN 13.1 Đánh giá và lựa chọn các sản phẩm DCS tích hợp trọn vẹn 13.1.1 Phạm vi chức năng Chức năng ₫iều khiển cơ sở • Phương pháp điều khiển vòng kín (PID, MPC, Fuzzy) với các yêu cầu công nghiệp như chuyển chế độ Manual/Automatic trơn tru, Anti-Reset- Windup. • Điều khiển logic, khóa liên động Chức năng ₫iều khiển cao cấp • Điều khiển mẻ, điều khiển công thức • Điều khiển thích nghi, bền vững, tối ưu • Điều khiển chuyên gia Chức năng ₫iều khiển giám sát • Chất lượng giao diện đồ họa • Khả năng lập báo cáo tự động • Cơ chế quản lý và xử lý sự kiện, sự cố • Hỗ trợ ActiveX-Control và OPC • Hỗ trợ giao diện cơ sở dữ liệu ODBC • Chức năng Web 13.1.2 Cấu trúc hệ thống và các thiết bị thành phần • Cấu trúc vào/ra phân tán hay vào/ra tập trung • Cấu trúc cấp điều khiển • Cấu trúc cấp điều khiển giám sát • Các chủng loại thiết bị hỗ trợ • Các hệ thống mạng truyền thông được hỗ trợ (đặc biệt bus trường liên quan tới các chủng loại thiết bị trường có thể hỗ trợ). 13.1.3 Tính năng mở • Khả năng tự mở rộng hệ thống • Lựa chọn các thiết bị của các nhà cung cấp khác • Hỗ trợ các chuẩn công nghiệp (COM, OPC, ActiveX-Control, MMS, IEC,...) 13.1.4 Phát triển hệ thống Cấu hình hệ thống • Đơn giản, hướng đối tượng • Khả năng phát triển hệ thống một cách xuyên suốt © 2005, Hoàng Minh Sơn 98 • Cấu hình và tham số hóa các thiết bị và mạng truyền thông dễ dàng qua phần mềm từ trạm kỹ thuật Lập trình ₫iều khiển • Đơn giản, hướng đối tượng • Các ngôn ngữ lập trình chuyên dụng (FBD, SFC, ST,...) • Các ngôn ngữ lập trình bậc cao (C/C++, BASIC) • Lập trình giao tiếp ngầm hay hiện • Khả năng tự mở rộng thư viện chức năng (thông qua một ngôn ngữ lập trình bậc cao) 13.1.5 Độ tin cậy và tính sẵn sàng • Cơ chế dự phòng • Khả năng bảo mật • ... 13.1.6 Giá thành, chi phí Chi phí ban ₫ầu • Chi phí thiêt kế hệ thống • Chi phí phần cứng • Chi phí phần mềm công cụ • Chi phí phát triển phần mềm ứng dụng • Chi phí triển khai, đưa vào vận hành • Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ • ... Chi phí vận hành • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết bị và phần mềm • Chi phí thiết bị thay thế • Chi phí dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật • Chi phí dừng hệ thống khi xảy ra sự cố • ... 13.2 So sánh giải pháp DCS tích hợp trọn vẹn với các giải pháp khác So sánh trên cơ sở các tiêu chí: • Phạm vi chức năng • Độ tin cậy và tính sẵn sàng • Tính năng mở • Phát triển hệ thống • Giá thành, chi phí So sánh với giải pháp PLC+SCADA/HMI Tham khảo [11] © 2005, Hoàng Minh Sơn 99 So sánh với giải pháp PC + SCADA/HMI Tham khảo [10] © 2005, Hoàng Minh Sơn 100 14 GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN TIÊU BIỂU 14.1 PCS7 của Siemens 14.2 PlantScape của Honeywell 14.3 DeltaV của Fisher Rosermount 14.4 Centum CS1000/CS3000 của Yokogawa 14.5 AdvantOCS của ABB Tham khảo các tài liệu đi kèm đĩa CD. © 2005, Hoàng Minh Sơn 101 15 MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG 15.1 Trí tuệ nhân tạo phân tán Đối với các hệ thống mang đặc thù tính phân tán, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo phân tán là một trong những hướng nghiên cứu mới, hứa hẹn nhiều kết quả khả quan. Gần đây, agent (tác tử) và multi-agent (đa tác tử) được coi là các công nghệ trọng tâm của trí tuệ nhân tạo phân tán, thu hút được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Agent là một thực thể phần mềm thông minh, có khả năng tự hoạt động với nhiệm vụ xác định để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đáng lưu ý là trong thực tế không có định nghĩa nào cho khái niệm agent được chấp nhận một cách thống nhất. Hầu như người ta chỉ có thể nhất trí rằng tự hoạt ₫ộng (autonomy) là trọng tâm trong khái niệm agent. Có thể nói, chính vì đứng trên các quan điểm ứng dụng khác nhau nên mỗi nhà nghiên cứu tìm cách đưa ra một định nghĩa thích hợp nhất với lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Do đó, việc phân loại agent trước định nghĩa có lẽ hợp lý hơn quá trình ngược lại. Trong thực tế cũng có nhiều quan điểm phân loại agent khác nhau. Ví dụ, một số tác giả phân biệt agent thông minh, agent di động với agent thông thường. Trên Hình 15-1 là mô hình phân loại theo Nwana, được chấp nhận tương đối rộng rãi. Agent hợp tác-học ...

Tài liệu được xem nhiều: