Danh mục

Hệ thống giao thông vận tải Việt Nam: Những vấn đề hiện tại và chương trình cho tương lai

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đứng trên quan điểm quy hoạch giao thông vận tải, bài báo trình bày khái quát hiện trạng và đưa ra định hướng về các giải pháp phát triển hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam. Bài báo đề cập tới những điều kiện ngoại cảnh tác động đến sự phát triển hệ thống giao thông như kinh tế, con người, môi trường, công nghệ và các chính sách về giao thông. Thứ hai, bài báo đưa ra cái nhìn tổng quan về hiện trạng giao thông ở Việt Nam, đề tìm hiểu rõ hơn về hiện trạng giao thông Việt Nam hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo bài viết.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống giao thông vận tải Việt Nam: Những vấn đề hiện tại và chương trình cho tương lai HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN TẠI VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHO TƯƠNG LAI TS. KHUẤT VIỆT HÙNG Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Đứng trên quan điểm quy hoạch giao thông vận tải, bài báo trình bày khái quát hiện trạng và đưa ra định hướng về các giải pháp phát triển hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam. Đầu tiên, bài báo đề cập tới những điều kiện ngoại cảnh tác động đến sự phát triển hệ thống giao thông như kinh tế, con người, môi trường, công nghệ và các chính sách về giao thông. Thứ hai, bài báo đưa ra cái nhìn tổng quan về hiện trạng giao thông ở Việt Nam. Cuối cùng, bài báo trình bày khái quát về tập hợp những giải pháp cần thực hiện để phát triển giao thông vận tải nước ta trong những thập kỷ tới. Summary: This paper briefly reports about current situation and future perspectives of transport system in Vietnam from a planning point-of-view. Firstly, it reports about the external conditions for transport development in term of economy, demography, environment, and technology and transport policies. Secondly it provides an overview about current situation of transport sector in Vietnam. Finally, it drafts an agenda for transport in Vietnam in the next decades. KTVT- MLN 1. GIỚI THIỆU Việt Nam có tổng diện tích 331.212 km2 và dân số khoảng 84,12 triệu người. Trong suốt những thập kỷ qua, nền kinh tế đất nước đã duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định khoảng 7,5% hàng năm và tỷ lệ đói nghèo giảm từ 51% vào năm 1990 xuống 8% trong năm 2005 (Tổng cục thống kê, 2007). Trong giai đoạn đó, ngành giao thông vận tải đã đạt được những thành quả đáng kể, có ý nghĩa quan trọng đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và khu vực. Đồng thời với hy vọng về sự tiếp nối quá trình tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, hệ thống giao thông Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Với hầu hết cơ sở hạ tầng giao thông đang dần được phục hồi từ những thiệt hại do chiến tranh gây nên, sự hạn chế về nguồn lực tài chính và công nghệ đã và đang cản trở Việt Nam trong việc có được những công trình cơ sở hạ tầng và dịch vụ giao thông có năng lực lớn và chất lượng cao. Năng lực của hệ thống cơ sở hạ tầng hiện tại còn xa mới đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong các nội dung dưới đây, bài báo trình bày những điều kiện phát triển giao thông vận tải và hiện trạng hệ thống giao thông vận tải nước ta. Những thông tin và số liệu sử dụng phân tích trong bài báo đã được thu thập, cập nhật từ những công trình công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước cũng như các báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế… Trong phần cuối cùng, bài báo đề xuất những nhiệm vụ cần thực hiện để cải thiện hệ thống giao thông vận tải nước ta trong những thập kỷ tới. II. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM 1. Điều kiện về kinh tế Cuộc cách mạng mang tên Đổi mới từ năm 1986 là động lực chính đưa nền kinh tế Việt Nam cất cánh với mức tăng trưởng cao và ổn định, khoảng 7,6% mỗi năm, trong hơn hai thập kỳ vừa qua. Theo số liệu thống kê chính thức, tổng sản phẩm quốc dân trong năm 2007 đạt khoảng 68,3 tỷ USD tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế thì cần phải cộng thêm một khoản tương đương 30% con số thống kê chính thức là giá trị của nền “kinh tế ngầm” (Lê Đăng Doanh, 2008). T ỷ Đô la 80 70 60 50 40 30 20 10 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: