Danh mục

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 1

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 524.30 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử nghiên cứu nấm da: Lịch sử nghiên cứu nấm y học bắt đầu bằng việc phát hiện và xác định căn nguyên gây bệnh nấm da. Năm 1839 J, L. Schoenlein là người đầu tiên quan sát thấy nấm dạng sợi trên tổn thương ở một bệnh nhân nấm tóc. Năm 1942, Robert Remak đã lấy bệnh phẩm trên da đầu một bệnh nhân bị nấm tóc dạng chốc lở (favus) cấy lên cánh tay của mình và phát hiện ra căn nguyên gây chốc lở có thể lây nhiễm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 1 HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 1 5.1. Lịch sử nghiên cứu nấm da: Lịch sử nghiên cứu nấm y học bắt đầu bằng việc phát hiện và xác định cănnguyên gây bệnh nấm da. Năm 1839 J, L. Schoenlein là người đầu tiên quan sátthấy nấm dạng sợi trên tổn thương ở một bệnh nhân nấm tóc. Năm 1942, RobertRemak đã lấy bệnh phẩm trên da đầu một bệnh nhân bị nấm tóc dạng chốc lở(favus) cấy lên cánh tay của mình và phát hiện ra căn nguyên gây chốc lở có thểlây nhiễm. Từ năm 1841 đến năm 1843, Gruby đã có nhiều công trình nghiêncứu về các nấm gây bệnh ở da, Ông đã mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệmcủa bệnh do T.schoenleinii, Ông cũng phát hiện đặc điểm xâm nhập ectothrix vàendothrix của nấm ở tóc, phát hiện ra Microsporum audouinii và sau đó Ông đặttên chi là Microsporum (genus Microsporum). Malmsten (1845) phát hiện ra mộtloài mới Trichophyton tonsurans gây bệnh ở da và đã đặt tên Trichophyton chomột chi mới (genus Trichophyton). Từ năm 1892, Sabouraud bắt đầu các côngtrình nghiên cứu về nấ m da; năm 1910, Ông đã xuất bản cuốn Les Teines, trongđó có hệ thống phân loại nấm, hình thái, các phương pháp nghiên cứu labo vàđiều trị bệnh nấm da. Tuy đã có hệ thống phân loại của Sabouraud nhưng hệthống phân loại nấm da còn có nhiều điều chưa rõ ràng do các tác giả đặt tên mộtloài mới không những dựa vào các đặc điểm hình thể nấm mà còn vào đặc điểmlâm sàng. Đến năm 1934, Emmons đã đưa ra hệ thống phân loại nấm da dựa vàohình thái bào tử và các cấu trúc khác của nấm. Trong những năm 1950, Benham, Goerge và Camp, Silva đã nghiên cứu cácđặc điểm sinh lý và các chất cần thiết để nuôi cấy một số loài nấm da, đó là cơ sởcủa nutritional test để định loại một vài loài nấm da. Vanbreuseghem phát minh ra phương pháp mồi tóc (1952) và đã được ứngdụng nhiều trong nghiên c ứu; sau đó một số tác giả đã phát hiện dạng sinh sảnhữu tính của nấm da. Dawson và Gentles (1959) dùng phương pháp mồi tóc nuôicấy Trichophyton ajelloi đã phát hiện bào tử túi (ascospore). Năm 1960, Griffinđã phát hiện dạng sinh sản hữu tính của Microporum gypseum. Do kỹ thuật nuôi cấy phát triển nên số loài được phát hiện ngày càng nhiềuđặc biệt sau khi ph ương pháp mồi tóc của Vanbreuseghem ra đời (1952). Ajello(1968) đã giới thiệu 21 loài của 3 chi. Đến năm 1974, theo Ajello: số loài đã tănglên 37 loài, trong đó 1 loài Epidermophyton, 15 loài Microsporum và 21 loàiTrichophyton. Năm 1977, Ajello đã giới thiệu 38 loài với 42 chủng. Đến nay,dựa trên các loài đã được công nhận nấm da bao gồm 41 loài với 46 chủng. 5.2. Vị trí của nấm da trong giới nấm: + Phân loại nấm nói chung và nấm da (Dermatophytes) nói riêng chủ yếu dựavào các đặc điểm hình thể của các cơ quan sinh sản vô tính hay hữu tính(imperfect hay perfect) của nấm hoặc dựa vào các đặc tính sinh lý, sinh học,thành phần cấu trúc của thành tế bào... Trước đây do chưa biết dạng sinh sản hữutính của các nấm da nên người ta sắp xếp tất cả nấm da vào lớp nấm bất toàn(Fungi Imperfecti). Ngày nay một số loài nấm da ch ưa biết dạng sinh sản hữutính nhưng người ta vẫn xếp chung vào lớp Imperfecti như sau (Ajello, 1977): Subdivision : Deuteromycota (Fungi Imperfecti). Class : Hyphomycetes. Order : Moniliales. Family : Moniliaceae. Genus : Epidermophyton, Microsporum, Trichophyton. + Một số loài nấm da người ta đã tìm thấy d ạng sinh sản hữu tính, đặc biệtsau khi phương pháp Vanbreuseghem (1952) xuất hiện thì dạng sinh sản hữu tínhcủa nhiều loài được biết đến. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hình dạng của cácdạng sinh sản hữu tính, người ta xếp những loài này vào hai chi là Arthrodermavà Nannizzia.Subdivision : Ascomycota.Class : Ascomycetes.Subclass : Plectomycetes.Order : Eurotiales.Family : Gymnoasceceae.Genus : Arthroderma và Nannizzia.- Các loài nấm da có dạng sinh sản hữu tính thuộc chi Arthroderma:Arthroderma benhamiae T.mentagrophytes var. m entagrophytes A.ciferrii T.georgiae. A.flavescens T.flavescens A.geotleri T.vanbreuseghemii A.gloriae T.gloriae A.insigulare T.terrestre. A.lenticularum T.terrestre A.quadrifidum T.terrestre A.simii T.simii A.uncinatum T.ajelloi A.vanbreuseghemii T.vanbreuseghemii.- Các loài nấm da có dạng sinh sản hữu tính thuộc chi Nannizzia: Nannizzia borellii Microsporum ...

Tài liệu được xem nhiều: