Danh mục

Hệ thống thông tin kế toán trong kỷ nguyên công nghệ chuỗi khối

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 629.20 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu về công nghệ blockchain và hệ thống kế toán tam phân, đồng thời xác định các tác động của công nghệ blockchain với hệ thống thông tin kế toán (AIS).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống thông tin kế toán trong kỷ nguyên công nghệ chuỗi khối 172 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI ThS Lê Thị Kim Thoa* TÓM TẮT Blockchain được ví như là cuốn sổ cái phân tán cung cấp khả năng mới để ghi và sao lưu dữ liệu nhạy cảm và bí mật của hệ thống thông tin kế toán. Bài viết tìm hiểu về công nghệ blockchain và hệ thống kế toán tam phân, đồng thời xác định các tác động của công nghệ blockchain với hệ thống thông tin kế toán (AIS). Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên các tài liệu có sẵn từ tạp chí, sách, công trình nghiên cứu và quan điểm của các tác giả được thể hiện trên các trang web làm cơ sở để thực hiện phân tích đánh giá. Việc ứng dụng công nghệ blockchain vào lĩnh vực kế toán cần phải phân tích những lợi thế tiềm năng của hệ thống kế toán Blockchain theo thời gian thực thể hiện qua các tính năng: tính minh bạch và sự tin cậy; xóa bỏ tính trung gian; hợp đồng thông minh; kiểm toán liên tục. Từ khóa: Công nghệ chuỗi khối, hệ thống thông tin kế toán, hợp đồng thông minh, tính minh bạch 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, vai trò và tầm quan trọng của AIS đối với doanh nghiệp (DN) ngày càng được nâng cao và trở thành một yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của DN. Với những ứng dụng công nghệ mới hiện nay, cho phép người làm kế toán có thể quản lý các hoạt động hiệu quả hơn, linh hoạt hơn thông qua cơ sở của internet khi tất cả hoạt động đều trong thời gian thực và thông tin được chia sẻ ngay lập tức (Aysel Guney, 2014). Blockchain đã được coi là một công nghệ đột phá sau Internet. Nó có ý nghĩa rộng đối với việc xử lý, truyền, lưu trữ và bảo mật dữ liệu và nó có khả năng tạo ra hệ sinh thái mới để xử lý thông tin kế toán. Với những thay đổi công nghệ nhanh chóng đòi hỏi hệ thống kế toán cần phải nâng cao độ chính xác, minh bạch, đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cung cấp thông tin theo thời gian thực về tình hình tài chính trong tương lai của tổ chức. Hệ thống kế toán chuỗi khối thời gian thực trong bài nghiên cứu nãy sẽ đáp ứng yêu cầu tình hình tài chính theo thời gian thực và sẽ mở ra một bước đột phá của kế toán trong tương lai. Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài chính – Marketing * CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 173 2. Tổng quan về cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan về công nghệ Blockchain Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008 và được phát triển gắn liền với đồng tiền ảo Bitcoin. Blockchain thường được định nghĩa là một cơ sở dữ liệu trực tuyến mở và được chia sẻ để theo dõi các giao dịch và bảo mật dữ liệu (Wang & Kogan, 2018). Crosby và Nachiappan (2015) cho rằng Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán bao gồm các hồ sơ về các giao dịch hoặc sự kiện kỹ thuật số đã được thực hiện và chia sẻ giữa các bên tham gia. Mỗi giao dịch này được xác minh bởi sự đồng thuận của đa số những người tham gia hệ thống, do đó cho phép tạo ra sự đồng thuận phân tán trong thế giới trực tuyến kỹ thuật số. Theo Don và Alex Tapscott, công nghệ chuỗi khối Blockchain được định nghĩa trong cuốn sách Blockchain Revolution (2016) như sau: “Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số không thể bị phá hỏng của các giao dịch kinh tế, có thể được lập trình để ghi lại không chỉ những giao dịch tài chính mà có thể ghi lại tất cả mọi thứ có giá trị”. Công nghệ chuỗi khối là một công nghệ ban đầu được phát triển để hỗ trợ Bitcoin (tiền điện tử) và cho phép thực hiện các giao dịch mà không cần bất kỳ bên thứ ba nào (Biswas & Muthukkumarasamy, 2016). Các dữ liệu thông tin sau khi được nhập vào trong chuỗi khối blockchain thì sẽ không thể thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự chấp thuận của tất cả mọi người trong hệ thống. Bởi ngay cả khi một phần của hệ thống blockchain bị tấn công, các phần khác cũng không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin cũng như tái xây dựng lại các phần bị mất/hỏng. 2.2. Giới thiệu về AIS AIS là một hệ thống được thiết lập nhằm mục đích thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng bên trong và bên ngoài DN (Abdulqawi, 2012). Ngày nay, AIS không chỉ liên quan đến các dữ liệu và thông tin tài chính mà còn liên quan đến cả những dữ liệu và thông tin phi tài chính, các đối tượng ra quyết định bao gồm cả những đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức (Wilkinson và cộng sự, 2000). AIS là hệ thống xử lý dữ liệu và các giao dịch cung cấp thông tin cho người dùng để lập kế hoạch, kiểm soát và vận hành DN (Romney và cộng sự, 1997). Thống kê và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu cho thấy rằng, các nhà quản lý thường nhận được thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác hoặc thông tin chính xác nhưng không kịp thời do đó thông tin đó cũng trở nên vô nghĩa. Trên thực tế, các chuyên gia nói rằng hầu như không thể đạt được mức tối đa cho tất cả các phẩm chất của thông tin (Gelinas & Sutton, 2002). Bên cạnh đó, kế toán còn phải đối mặt với tình trạng quá tải 174 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm toán và kiểm soát nội bộ, nơi mà khối lượng và sự phức tạp của thông tin cần kiểm tra là rất lớn. Tương tự cho kế toán quản trị với khối lượng thông tin liên tục tăng cùng các chính sách của DN, các luật thuế phức tạp của nhà nước (Florin, 2007). 2.3. Phương pháp nghiên cứu Hiện nay, tại Việt Nam Blockchain là một chủ đề đang được nhiều tổ chức, đơn vị quan tâm và mong muốn triển khai áp dụng. Tuy nhiên, những bài viết hoặc nghiên cứu sâu tác động của Blockchain đến Hệ thống thông tin kế toán chưa nhiều.Vì vậy, trong bài viết này, tác giả tổng hợp, phân tích tác động tiềm tàng của Blockchain ảnh hưởng đến AIS với mong muốn đóng góp một cái ...

Tài liệu được xem nhiều: