Blockchain – Một số ứng dụng trong trường đại học
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 521.44 KB
Lượt xem: 89
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Blockchain – Một số ứng dụng trong trường đại học" giới thiệu về khái niệm, lịch sử, cơ chế hoạt động, ứng dụng của blockchain nói chung và ứng dụng trong các trường đại học nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Blockchain – Một số ứng dụng trong trường đại học BLOCKCHAIN – MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Thái Thị Ngọc Lý Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing Email: thaithingocly@ufm.edu.vn Tóm tắt: Sống và làm việc trong kỷ nguyên số, mọi giao dịch gần như là trên mạng vậy việc bảo mật là cực kỳ quan trọng. Cơ chế cơ sở dữ liệu hiện nay là tập trung nghĩa là mọi dữ liệu được lưu trữ trên một máy, khi có hacker xâm nhập thì mất mát hoặc hư hỏng, sai xót là rất cao. Vậy cơ sở dữ liệu phân tán có thay thế được cơ sở dữ liệu hiện nay để đảm an toàn thông tin hơn cho mọi giao dịch trên interne không?t. Cơ sở dữ liệu phân tán được đề cập trong bài tham luận này là chuỗi khối (blockchain). Chuỗi khối có những ứng dụng gì trên thế giới mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đang dùng và có xu hướng gia tăng sử dụng hơn trong tương lai, bài tham luận này sẽ giới thiệu về khái niệm, lịch sử, cơ chế hoạt động, ứng dụng của blockchain nói chung và ứng dụng trong các trường đại học nói riêng. Từ khóa: chuỗi khối, blockchain, ứng dụng của blockchain vào các trường đại học 1. MỞ ĐẦU Với sự phát triển của công nghệ ngày càng mạnh, cuộc cách mạng 4.0 càng ngày càng phổ biển, mọi thứ gần như là sử dụng công nghệ số. Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Ban chấp hành Trung ương đẩy mạnh phát triển khoa học phân tích, quản lý và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, tri thức mới. Trong số các công nghệ hiện nay, blockchain được đánh giá là công nghệ tương lai giúp tạo ra sự bảo mật cao trong các lĩnh vực. Quyết định số 343/QĐ-BNV ngày 27.4.2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng chứng minh sự đầu tư nghiên cứu và quản lý blockchain ở Việt Nam là quan trọng. Các trường đại học cũng tăng cường công tác chuyển đổi số, và cụ thể trong kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Tài chính – Marketing 2022 đến 2045, cũng xem blockchain là công nghệ cần phải đầu tư nghiên cứu để ứng dụng vào trường. Bài tham luận này sẽ trình bày các ý kiến cá nhân của tác giả về lịch sử phát triển, cơ chế hoạt động, các lĩnh vực ứng dụng của blockchain. Và, blockchain có thể được ứng dụng vào khía cạnh quản lý nào trong trường đại học. Đặc biệt là các trường đại học sẽ sử dụng công nghệ blockchain để quản lý thông tin học tập của sinh viên từ lúc đầu vào và mãi về sau. 252 2. GIỚI THIỆU BLOCKCHAIN 2.1. Blockchain là gì? Blockchain còn được gọi là chuỗi khối, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008. Công nghệ chuỗi khối là một cơ chế cơ sở dữ liệu mới, nó lưu trữ dữ liệu theo dạng khối liên kết và mở rộng theo thời gian. Quá trình lưu trữ là tuyệt đối an toàn, duy nhất và minh bạch ví dụ các giao dịch về tiền, tài sản, hợp đồng và thông tin xác thực qua mạng internet mà không cần có sự đảm bảo của bên thứ ba như ngân hàng hoặc chính phủ. Chuỗi khối có đặc điểm là sổ cái phân tán, đồng thuận phi tập trung, dữ liệu bất biến. Thứ nhất giải thích đặc điểm sổ cái phân tán, trước đây mọi dữ liệu giao dịch được lưu tại ngân hàng nên khi hacker tấn công thành công vào máy chủ ngân hàng thì cực kỳ nguy hiểm cho thông tin của khách hàng cũng như tiền của họ. Tuy nhiên với công nghệ chuỗi khối, sổ cái phân tán nghĩa là một lần giao dịch của khách hàng sẽ tạo ra một khối và khối này sẽ được mã hóa và gửi đến tất cả những người có liên quan nên khi hacker có tấn công và làm thay đổi dữ liệu của một người thì cũng không thể thay đổi được vì phải có sự chấp thuận của tất cả các người có liên quan. Để gửi dữ liệu đến tất cả người liên quan, công nghệ blockchain sử dụng mạng ngang hàng (peer to peer được viết tắt là P2P), mỗi máy tính (được gọi là một node) được nối với tất cả các máy tính còn lại trong mạng. Thứ hai giải thích đặc điểm đồng thuận phi tập trung, một giao dịch được thực hiện khi tất cả các node trong mạng hoặc là phải trên 51% các node trong mạng đều đồng ý thì giao dịch đó mới được thực hiện. Tuy nhiên để sở hữu 51% nodes trong mạng là cực kỳ tốn kém và không tưởng. Thứ ba giải thích dữ liệu là bất biến, một khi một khối dữ liệu được nối vào chuỗi thì sẽ không bao giờ bị thay đổi hoặc bị xóa khỏi chuỗi. Chuỗi khối có các loại sau: chuỗi khối công khai (public blockchains), chuỗi khối liên hợp (consortium blockchains), chuỗi riêng tư (private blockchains). Loại thứ nhất, chuỗi khối công khai là trong chuỗi khối, tất cả các node đều có quyền truy cập và giao dịch, tham gia vào quá trình đồng thuận. Loại thứ hai, chuỗi khối liên hợp là một sổ cái phân tán trong đó quá trình đồng thuận được kiểm soát bởi tập hợp các nút được chọn trước — ví dụ, một nhóm gồm chín tổ chức tài chính, mỗi tổ chức vận hành một nút và phải năm nút (như Tòa án tối cao Hoa Kỳ) phải ký vào mọi khối để khối có hiệu lực. Quyền đọc chuỗi khóa có thể được công khai hoặc bị hạn chế đối với người tham gia và cũng có các tuyến kết hợp như hàm băm gốc của các khối được công khai cùng với một API cho phép các 253 thành viên của công chúng thực hiện một số truy vấn giới hạn và nhận được quay lại các bằng chứng mật mã của một số phần của trạng thái blockchain. Các loại blockchain này là các sổ cái phân tán được coi là 'một phần phi tập trung'. Loại thứ ba, chuỗi khối riêng tư, một blockchain hoàn toàn riêng tư là một blockchain mà quyền ghi được giữ tập trung cho một tổ chức. Quyền đọc có thể được công khai hoặc bị hạn chế ở một mức độ tùy ý. Các ứng dụng có khả năng gồm quản lý cơ sở dữ liệu và kiểm toán nội bộ của một công ty, vì vậy khả năng đọc của những người tham gia có thể không cần thiết trong nhiều trường hợp, mặc dù trong các trường hợp khác, khả năng kiểm toán của tất cả người tham gia mạng là mong mu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Blockchain – Một số ứng dụng trong trường đại học BLOCKCHAIN – MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Thái Thị Ngọc Lý Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing Email: thaithingocly@ufm.edu.vn Tóm tắt: Sống và làm việc trong kỷ nguyên số, mọi giao dịch gần như là trên mạng vậy việc bảo mật là cực kỳ quan trọng. Cơ chế cơ sở dữ liệu hiện nay là tập trung nghĩa là mọi dữ liệu được lưu trữ trên một máy, khi có hacker xâm nhập thì mất mát hoặc hư hỏng, sai xót là rất cao. Vậy cơ sở dữ liệu phân tán có thay thế được cơ sở dữ liệu hiện nay để đảm an toàn thông tin hơn cho mọi giao dịch trên interne không?t. Cơ sở dữ liệu phân tán được đề cập trong bài tham luận này là chuỗi khối (blockchain). Chuỗi khối có những ứng dụng gì trên thế giới mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đang dùng và có xu hướng gia tăng sử dụng hơn trong tương lai, bài tham luận này sẽ giới thiệu về khái niệm, lịch sử, cơ chế hoạt động, ứng dụng của blockchain nói chung và ứng dụng trong các trường đại học nói riêng. Từ khóa: chuỗi khối, blockchain, ứng dụng của blockchain vào các trường đại học 1. MỞ ĐẦU Với sự phát triển của công nghệ ngày càng mạnh, cuộc cách mạng 4.0 càng ngày càng phổ biển, mọi thứ gần như là sử dụng công nghệ số. Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Ban chấp hành Trung ương đẩy mạnh phát triển khoa học phân tích, quản lý và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, tri thức mới. Trong số các công nghệ hiện nay, blockchain được đánh giá là công nghệ tương lai giúp tạo ra sự bảo mật cao trong các lĩnh vực. Quyết định số 343/QĐ-BNV ngày 27.4.2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng chứng minh sự đầu tư nghiên cứu và quản lý blockchain ở Việt Nam là quan trọng. Các trường đại học cũng tăng cường công tác chuyển đổi số, và cụ thể trong kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Tài chính – Marketing 2022 đến 2045, cũng xem blockchain là công nghệ cần phải đầu tư nghiên cứu để ứng dụng vào trường. Bài tham luận này sẽ trình bày các ý kiến cá nhân của tác giả về lịch sử phát triển, cơ chế hoạt động, các lĩnh vực ứng dụng của blockchain. Và, blockchain có thể được ứng dụng vào khía cạnh quản lý nào trong trường đại học. Đặc biệt là các trường đại học sẽ sử dụng công nghệ blockchain để quản lý thông tin học tập của sinh viên từ lúc đầu vào và mãi về sau. 252 2. GIỚI THIỆU BLOCKCHAIN 2.1. Blockchain là gì? Blockchain còn được gọi là chuỗi khối, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008. Công nghệ chuỗi khối là một cơ chế cơ sở dữ liệu mới, nó lưu trữ dữ liệu theo dạng khối liên kết và mở rộng theo thời gian. Quá trình lưu trữ là tuyệt đối an toàn, duy nhất và minh bạch ví dụ các giao dịch về tiền, tài sản, hợp đồng và thông tin xác thực qua mạng internet mà không cần có sự đảm bảo của bên thứ ba như ngân hàng hoặc chính phủ. Chuỗi khối có đặc điểm là sổ cái phân tán, đồng thuận phi tập trung, dữ liệu bất biến. Thứ nhất giải thích đặc điểm sổ cái phân tán, trước đây mọi dữ liệu giao dịch được lưu tại ngân hàng nên khi hacker tấn công thành công vào máy chủ ngân hàng thì cực kỳ nguy hiểm cho thông tin của khách hàng cũng như tiền của họ. Tuy nhiên với công nghệ chuỗi khối, sổ cái phân tán nghĩa là một lần giao dịch của khách hàng sẽ tạo ra một khối và khối này sẽ được mã hóa và gửi đến tất cả những người có liên quan nên khi hacker có tấn công và làm thay đổi dữ liệu của một người thì cũng không thể thay đổi được vì phải có sự chấp thuận của tất cả các người có liên quan. Để gửi dữ liệu đến tất cả người liên quan, công nghệ blockchain sử dụng mạng ngang hàng (peer to peer được viết tắt là P2P), mỗi máy tính (được gọi là một node) được nối với tất cả các máy tính còn lại trong mạng. Thứ hai giải thích đặc điểm đồng thuận phi tập trung, một giao dịch được thực hiện khi tất cả các node trong mạng hoặc là phải trên 51% các node trong mạng đều đồng ý thì giao dịch đó mới được thực hiện. Tuy nhiên để sở hữu 51% nodes trong mạng là cực kỳ tốn kém và không tưởng. Thứ ba giải thích dữ liệu là bất biến, một khi một khối dữ liệu được nối vào chuỗi thì sẽ không bao giờ bị thay đổi hoặc bị xóa khỏi chuỗi. Chuỗi khối có các loại sau: chuỗi khối công khai (public blockchains), chuỗi khối liên hợp (consortium blockchains), chuỗi riêng tư (private blockchains). Loại thứ nhất, chuỗi khối công khai là trong chuỗi khối, tất cả các node đều có quyền truy cập và giao dịch, tham gia vào quá trình đồng thuận. Loại thứ hai, chuỗi khối liên hợp là một sổ cái phân tán trong đó quá trình đồng thuận được kiểm soát bởi tập hợp các nút được chọn trước — ví dụ, một nhóm gồm chín tổ chức tài chính, mỗi tổ chức vận hành một nút và phải năm nút (như Tòa án tối cao Hoa Kỳ) phải ký vào mọi khối để khối có hiệu lực. Quyền đọc chuỗi khóa có thể được công khai hoặc bị hạn chế đối với người tham gia và cũng có các tuyến kết hợp như hàm băm gốc của các khối được công khai cùng với một API cho phép các 253 thành viên của công chúng thực hiện một số truy vấn giới hạn và nhận được quay lại các bằng chứng mật mã của một số phần của trạng thái blockchain. Các loại blockchain này là các sổ cái phân tán được coi là 'một phần phi tập trung'. Loại thứ ba, chuỗi khối riêng tư, một blockchain hoàn toàn riêng tư là một blockchain mà quyền ghi được giữ tập trung cho một tổ chức. Quyền đọc có thể được công khai hoặc bị hạn chế ở một mức độ tùy ý. Các ứng dụng có khả năng gồm quản lý cơ sở dữ liệu và kiểm toán nội bộ của một công ty, vì vậy khả năng đọc của những người tham gia có thể không cần thiết trong nhiều trường hợp, mặc dù trong các trường hợp khác, khả năng kiểm toán của tất cả người tham gia mạng là mong mu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo Khoa học Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp Công nghệ Blockchain Cơ sở dữ liệu phân tán An toàn thông tin Chuỗi khối công khai - Public blockchainsGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 318 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 273 0 0 -
Đề cương chi tiết bài giảng môn Đảm bảo và an toàn thông tin
25 trang 271 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 260 0 0 -
Báo cáo bài tập lớn môn Cơ sở dữ liệu phân tán: Hệ thống quản lý vật tư
61 trang 230 1 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 222 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 209 0 0 -
11 trang 205 0 0