Danh mục

Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại ở Việt Nam dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 389.27 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về những điều cần chú trọng để phát huy nội lực, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng đồng thời cần tranh thủ tận dụng các nhân tố mới bên ngoài của quá trình hội nhập quốc tế toàn cầu hóa, nhất là tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại ở Việt Nam dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ PGS. TSKH Trần Nguyễn Tuyên Hội đồng Lý luận Trung ương 1. Khái quát: Qua hơn 30 năm đổi mới, thực hiện cải cách và mở cửa hội nhập, Việt Nam đạt được thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, vị thế đất nước từng bước được cải thiện nâng cao trên trường quốc tế. Bên cạnh kết quả đạt được, Việt Nam đang phải đối diện với nhiều nguy cơ thách thức to lớn về phát triển trong bối cảnh mới, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về phát triển kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khi đánh giá về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhận định: “Nhiều tiêu chí để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại dự kiến không đạt như GDP bình quân đầu người, tỷ trọng công nghiệp chế tạo và tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội, tỷ lệ đô thị hóa, điện sản xuất bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người, chỉ số bất bình đẳng thu nhập, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch”. (1) (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2016, trang 251). Cụ thể, đến năm 2020, dự kiến có 10/15 chỉ tiêu không đạt tiêu chí các nước công nghiệp: GDP bình quân đầu người đạt 3.200-3.500 USD theo giá thực tế (Theo tiêu chí nước công nghiệp là trên 5.000 USD đầu người), giá năm 2010; tỷ trọng công nghiệp chế tạo trong GDP đạt 15%, (theo tiêu chí trên 20%); tỷ trọng nông nghiệp trong GDP dự kiến đạt 15% (theo tiêu chí dưới 10%); tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 40% (theo tiêu chí 20-30%)… Điều đó cho thấy để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần chú trọng phát huy nội lực, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng đồng thời cần tranh thủ tận dụng các nhân tố mới bên ngoài của quá trình hội nhập quốc tế toàn cầu hóa, nhất là tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cuộc cách mạng công nghiệp 4.0). Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN, diễn ra từ ngày 11 – 13 tháng 09 năm 2018 tại Hà Nội với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đã chỉ rõ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra thời 194 cơ phát triển hoặc nguy cơ tụt hậu nếu các nước trong khu vực không biết tận dụng cơ hội, chuẩn bị tốt các điều kiện để đón bắt, triển khai cuộc cách mạng này. Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết nhiều người cứ nói đến ASEAN với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, coi là một công xưởng sản xuất của thế giới, nay dưới tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ASEAN được biết đến như là một trong những nơi khởi nguồn nhiều ý tưởng mới sáng tạo trên thế giới. Chính công nghệ cao và nền kinh tế số mới là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN, với dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới 200 tỷ USD vào năm 2025. ASEAN có thể đi tắt trong chính sách công nghiệp hóa, có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách phát triển trí tuệ nhân tạo, robot tự động hóa, công nghệ in 3D, vật liệu nano … nhằm nâng cao năng suất lao động, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên. Tuy nhiên, những thách thức mà ASEAN phải đối mặt rất lớn, theo số liệu Tổ chức Lao động thế giới (ILO), 56% số việc làm của các nước ASEAN có khả năng chuyển sang trí tuệ nhân tạo và robot, do đó có nguy cơ chấm dứt kỷ nguyên công xưởng truyền thống của các nước, các tác động thách thức về mặt việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, an ninh mạng sẽ rất lớn … (2) (Thời báo Kinh tế Việt Nam số 220, ngày 13/09/2018). Kinh nghiệm quốc tế và của các nước ASEAN gợi mở những bài học quý để Việt Nam tham khảo trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh mới dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. 2-Bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Một trong những thành quả, xu thế phát triển mới của nhân loại trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 là sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0). Xét về mặt nguồn gốc, cuộc cách mạng này xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” , khái niệm “công nghiệp 4.0” được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover giới thiệu các dự kiến của các công trình công nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền công nghiệp, kinh tế nước này. Theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới đã phân tích bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 so với các cuộc cách mạnh công nghiệp trước đó: “ Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Đến bây giờ, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật và sinh học”. (1) 195 Theo ông, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm: kỹ thuật số, vật lý và công nghệ sinh học. Cụ thể những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: trí tuệ nhân tạo (AI-Artificial Inteligence), Internet kết nối vạn vật ( IoT-Internet of ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: