Danh mục

Hệ tuần hoàn – Phần 3

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.97 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu cầu không phải là một tế bào thật sự giống như hồng cầu và bạch cầu. Chúng là những mảnh vỡ nhỏ có dạng hình đĩa của những tế bào rất lớn được gọi là tế bào nhân khổng lồ (megakaryocyte) nằm trong tủy xương. Tế bào nhân khổng lồ bị vỡ ra tạo thành khoảng 50 mảnh nhỏ hoặc hơn và sau đó nhanh chóng hình thành màng để trở thành tiểu cầu. Có khoảng 300.000 tiểu cầu mỗi millimet khối máu, chúng giúp kiểm soát chảy máu trong một quá trình rất phức tạp được gọi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ tuần hoàn – Phần 3 Hệ tuần hoàn – Phần 3TIỂU CẦUTiểu cầu không phải là một tế bào thật sự giống như hồng cầu và bạch cầu. Chúnglà những mảnh vỡ nhỏ có dạng hình đĩa của những tế bào rất lớn được gọi là tếbào nhân khổng lồ (megakaryocyte) nằm trong tủy xương. Tế bào nhân khổng lồbị vỡ ra tạo thành khoảng 50 mảnh nhỏ hoặc hơn và sau đó nhanh chóng hìnhthành màng để trở thành tiểu cầu. Có khoảng 300.000 tiểu cầu mỗi millimet khốimáu, chúng giúp kiểm soát chảy máu trong một quá trình rất phức tạp được gọi làcân bằng nội môi.Khi mạch máu bị tổn thương gây chảy máu, các tiểu cầu bắt đầu tiến trình đôngmáu bằng cách dính vào nơi tổn thương của mạch máu. Trong lúc đó, chúngphóng thích ra những chất hóa học lôi kéo các tiểu cầu khác lại. Chẳng mấy chốc,các tiểu cầu kết dính lại và hình thành một nút chặn tạm thời. Sau đó, tiểu cầuphóng thích ra serotonin, một loại hóa chất làm cho mạch máu co thắt và hẹp lạiđể làm giảm lượng máu chảy ra bên ngoài qua vết thương. Trong lúc các hiện tượng này xảy ra, mô bị tổn thương phóng thích ra 1 chất kết hợp với calci và những yếu tố đông máu khác trong huyết tương để hình thành chất hoạt hóa prothrombin. Chất hoạt hóa này chuyển dạng prothrombin (là một chất có trong huyết tương do gan sản xuất) thành thrombin (là một loại enzyme). Thrombin sau đó kết hợp với fibrinogen để tạo ra những phân tử dài và mảnh được gọi là fibrin. Các phân t ử fibrin kết hợp với nhau hình thành một cái lưới để bắt giữ các hồng cầu và tiểu cầu để làm nền cho khối máu đông. HỆ TUẦN HOÀN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO Trong quá trình hoạt động liên tục của mình, tim bóp trung bình hơn 100.000 lần mỗi ngày để tống máu đi hàng nghìn dặm trong các mạch máu để nuôi sống từng tế bào một trong hàng tỷ tế bào của cơ thể. Ở mỗi nhát bóp, tim tống đi khoảng 74 milli lít máu. Ở người lớn, tim trung bình đập khoảng 72 nhát mỗi phút, như vậy mỗi phút có khoảng 5,3 lít máu đ ược tống đi, mỗi giờ là 318 lít, mỗi ngày là 7.631 lít máu được tống đi. Trong lúc tập thể dục, con số này có thể tăng lên gấp 5 lần. CHU CHUYỂN TIMNhấn vào đây để xem kích thước gốc của ảnh (800x444px).Chu chuyển tim là một chuỗi những sự kiện xảy ra tại tim trong một nhịp đập ho ànchỉnh của nó. Mỗi một chu chuyển tim chiếm khoảng 0.8 giây. Trong thời gianngắn đó, máu đi vào tim, di chuyển qua các buồng tim, sau đó được tống đi rakhắp các khu vực của cơ thể.Mỗi một chu chuyển tim được chia ra làm 2 thì. Hai tâm nhĩ co khi hai tâm thấtdãn và sau đó thì 2 tâm thất sẽ dãn ra khi 2 tâm nhĩ co. Pha co, đặc biệt là ở tâmthất, được gọi là thì tâm thu, pha dãn được gọi là thì tâm trương. Chu chuyển timbao gồm thì tâm thu và thì tâm trương của cả tâm nhĩ lẫn tâm thất.DOPING MÁUĐể tăng cường sức dẻo dai của mình trước mỗi cuộc thi đấu, một số vận động viênđã dùng đến một kỹ thuật được gọi là doping máu.Thủ thuật này được thực hiện bằng cách rút bớt một lượng hồng cầu đi. Sau khimáu bị rút đi, cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách nhanh chóng sản xuất ra nhữnghồng cầu khác để thay thế cho lượng hồng cầu bị lấy đi. Sau đó, một vài ngàytrước khi thi đấu, người ta sẽ tiêm ngược lại lượng máu đã rút ra vào cơ thể.Hiệu quả của việc này là tạo ra hồng cầu nhiều hơn do đó lượng oxy trong máucũng nhiều hơn. Doping máu có thể làm tăng khả năng của vận động viên lên10%.Tuy nhiên, thủ thuật này không những không hợp pháp mà còn nguy hiểm. Nó cóthể làm suy yếu dòng tuần hoàn cũng như gây ra triệu chứng giống như cảm cúm.Do đó thay vì hỗ trợ thêm cho khả năng của vận động viên thì nó lại làm hạn chếnhững khả năng đó.Quá trình này khởi đầu khi máu đã bị khử oxy (mang một lượng oxy rất nhỏ) quaytrở về tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ. Cùng lúc đó, máu đã được oxy hóa dichuyển từ phổi đến tâm nhĩ trái qua 4 tĩnh mạch phổi. Van nhĩ -thất mở ra và khidòng máu chảy vào các tâm nhĩ nó cũng chảy một cách bị động vào các tâm thất.Các van bán nguyệt đóng lại để ngăn máu không chảy từ tâm thất ra ngoài cácđộng mạch. Khi các tâm thất đầy khoảng 70%, nút xoang sẽ gửi đi một xung độnglan truyền qua tâm nhĩ đến nút nhĩ thất. Tâm nhĩ co bóp và tống khoảng 30%lượng máu vào các tâm thất.Nút nhĩ thất làm các xung động chậm lại trong một thời gian ngắn giúp tâm nhĩ cóthời gian để hoàn thành quá trình co lại của mình. Xung động này sau đó đi qua bónhĩ thất, các nhánh và mạng Purkinje để đến mỏm tim. Quá trình co lại của cáctâm thất được khởi đầu từ vị trí này, áp lực trong các tâm thất được gia tăng mộtcách nhanh chóng và các van nhĩ thất đóng lại (gây ra tiếng bùm nghe đượcbằng ống nghe) để ngăn không cho máu chảy ngược trở về tâm nhĩ. Khi áp lựctrong các tâm thất tăng cao hơn áp lực trong máu các động mạch lớn xuất phát từtim, các van bán nguyệt sẽ mở ra và máu sẽ được tống ra khỏi các tâm thất. Máuđã bị khử oxy ở tâm thất phải được bơm lên phổi qua c ...

Tài liệu được xem nhiều: