Hến cũng là vị thuốc
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 141.78 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hến (Corbicula cyreniformis Prime) thuộc họ hến (Corbiculidae), là một thực phẩm dân dã và vị thuốc chữa bệnh tốt.
Thịt hến chứa 4,5% protit, 0,7% lipid, 1,44mg% Ca và 86mg% phosphor, tên thuốc trong y học cổ truyền là nghiễn nhục, có vị ngọt, mặn, tính lạnh, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, giải độc, lợi tiểu. Trong dân gian, người ta hay nấu thịt hến với khế chua thành canh ăn cho mát vào những ngày hè nóng nực. Họ còn cho rằng món ăn này có thể cung cấp đủ lượng Ca...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hến cũng là vị thuốc Hến cũng là vị thuốc Hến (Corbicula cyreniformis Prime) thuộc họ hến (Corbiculidae), là một thực phẩm dân dã và vị thuốc chữa bệnh tốt. Thịt hến chứa 4,5% protit, 0,7% lipid, 1,44mg% Ca và 86mg% phosphor, tên thuốc trong y học cổ truyền là nghiễn nhục, có vị ngọt, mặn, tính lạnh, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, giải độc, lợi tiểu. Trong dân gian, người ta hay nấu thịt hến với khế chua thành canh ăn cho mát vào những ngày hè nóng nực. Họ còn cho rằng món ăn này có thể cung cấp đủ lượng Ca (trong hến) và vitamin C (trong khế) cần thiết cho cơ thể và trị được chứng tiêu khát, cước khí, bí tiểu tiện, sang lở. Để chữa còi xương ở trẻ nhỏ, lấy 10 - 15 con hến to, làm sạch, lấy thịt, giã nát, trộn với một quả trứng gà, đem hấp cách thủy cho chín, rồi cho trẻ ăn hết trong ngày. Ở Trung Quốc, thịt hến được dùng phổ biến như những thức ăn - vị thuốc gia truyền. Chữa chứng hay đái đêm: Thịt hến 30 - 50g, thịt lợn nạc 200g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối đủ đậm. Ăn trong ngày. Chữa hoàng đản cấp do viêm gan: Thịt hến 100g, nhân trần 30g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Chữa chứng mồ hôi trộm về đêm: Thịt hến 100g, thịt sò biển 100g, rễ hẹ 50g. Ninh nhừ, ăn hết làm một lần trong ngày. Chữa kinh nguyệt ra nhiều: Thịt hến 150g, rán cho thơm với dầu lạc, rồi nấu chín với 2 - 3 thìa rượu, 1 thìa nước gừng và muối. Ăn hết làm một lần trong ngày. Vỏ hến (nghiễn xác) chứa chất chitin như trong vỏ trai sông, có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn. Dùng riêng chữa nôn mửa, ợ chua, đau vùng thượng vị, hen suyễn, sang lở, thấp khớp. Liều dùng hàng ngày: 4 - 8g, có khi đến 12g, dược liệu đốt thành tro, tán bột, uống với nước gừng (Nam dược thần hiệu). Dùng phối hợp, chữa quáng gà: Vỏ hến 40g, rang; cỏ dùi trống 40g; cúc hoa vàng 20g; thảo quyết minh 20g; kỷ tử 16g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 12g đối với người lớn, 4 - 5g cho trẻ em. Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung và hoàng bá sao với lượng băng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê (Hải Thượng Lãn Ông).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hến cũng là vị thuốc Hến cũng là vị thuốc Hến (Corbicula cyreniformis Prime) thuộc họ hến (Corbiculidae), là một thực phẩm dân dã và vị thuốc chữa bệnh tốt. Thịt hến chứa 4,5% protit, 0,7% lipid, 1,44mg% Ca và 86mg% phosphor, tên thuốc trong y học cổ truyền là nghiễn nhục, có vị ngọt, mặn, tính lạnh, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, giải độc, lợi tiểu. Trong dân gian, người ta hay nấu thịt hến với khế chua thành canh ăn cho mát vào những ngày hè nóng nực. Họ còn cho rằng món ăn này có thể cung cấp đủ lượng Ca (trong hến) và vitamin C (trong khế) cần thiết cho cơ thể và trị được chứng tiêu khát, cước khí, bí tiểu tiện, sang lở. Để chữa còi xương ở trẻ nhỏ, lấy 10 - 15 con hến to, làm sạch, lấy thịt, giã nát, trộn với một quả trứng gà, đem hấp cách thủy cho chín, rồi cho trẻ ăn hết trong ngày. Ở Trung Quốc, thịt hến được dùng phổ biến như những thức ăn - vị thuốc gia truyền. Chữa chứng hay đái đêm: Thịt hến 30 - 50g, thịt lợn nạc 200g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối đủ đậm. Ăn trong ngày. Chữa hoàng đản cấp do viêm gan: Thịt hến 100g, nhân trần 30g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Chữa chứng mồ hôi trộm về đêm: Thịt hến 100g, thịt sò biển 100g, rễ hẹ 50g. Ninh nhừ, ăn hết làm một lần trong ngày. Chữa kinh nguyệt ra nhiều: Thịt hến 150g, rán cho thơm với dầu lạc, rồi nấu chín với 2 - 3 thìa rượu, 1 thìa nước gừng và muối. Ăn hết làm một lần trong ngày. Vỏ hến (nghiễn xác) chứa chất chitin như trong vỏ trai sông, có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn. Dùng riêng chữa nôn mửa, ợ chua, đau vùng thượng vị, hen suyễn, sang lở, thấp khớp. Liều dùng hàng ngày: 4 - 8g, có khi đến 12g, dược liệu đốt thành tro, tán bột, uống với nước gừng (Nam dược thần hiệu). Dùng phối hợp, chữa quáng gà: Vỏ hến 40g, rang; cỏ dùi trống 40g; cúc hoa vàng 20g; thảo quyết minh 20g; kỷ tử 16g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 12g đối với người lớn, 4 - 5g cho trẻ em. Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung và hoàng bá sao với lượng băng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê (Hải Thượng Lãn Ông).
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
công dụng của hến thức ăn dinh dưỡng thực phẩm dinh dưỡng thực đơn dinh dưỡng dinh dưỡng cho cơ thể sức khỏe đời sống sức khỏe cho mọi người dinh dưỡng cho mọi ngườiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 181 0 0 -
Tài liệu 5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
7 trang 94 0 0 -
157 trang 53 0 0
-
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 1
85 trang 50 0 0 -
Ebook Bí kíp dinh dưỡng gia truyền đẩy lùi bệnh tật: Phần 1
51 trang 39 0 0 -
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 2
83 trang 39 0 0 -
Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi
7 trang 36 0 0 -
5 trang 29 0 0
-
Sữa mẹ làm tăng khả năng học của bé trai
5 trang 29 0 0 -
An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng: Phần 1
110 trang 28 0 0