Bài học này sẽ cung cấp kiến thức toàn diện về bệnh hen phế quản ở trẻ em, bao gồm nguyên nhân, cách phân loại, các triệu chứng đặc trưng và tiêu chuẩn chẩn đoán. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị hiệu quả, giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho trẻ bị hen.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hen phế quản (Bệnh học cơ sở) Bài 104 HEN PHẾ QUẢNMỤC TIÊU: 1. Trình bày được nguyên nhân, phân loại hen phế quản. 2. Trình bày được triệu chứng hen phế quản. 3. Liệt kê được tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hen phế quản 4. Trình bày được hướng điều trị bệnh hen phế quảnNỘI DUNG:1. Định nghĩa Theo GINA 2010: “ Hen PQ là một bệnh viêm mãn tính đường thở, trong đó cósự tham gia của nhiều thành phần tế bào, viêm mãn tính liên quan đến sự tăng đáp ứngcủa đường thở dẫn đến những đợt khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt vào banđêm hoặc sáng sớm. Những đợt này thường liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở lantoả nhưng thay đổi, có tính chất hồi quy tự hồi phục một cách tự nhiên hoặc do điềutrị.” - Hen phế quản Bệnh mạn tính thường gặp nhất trên trẻ em tại các nước côngnghiệp. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình của trẻ em hiện nay là 1,5-2% và đang có xu hướngtăng lên. Tỷ lệ tử vong vào khoảng 1,5%.2. Nguyên nhân2.1. Những yếu tố thuận lợi * Tuổi: Hen phế quản thường xuất hiện ở trẻ trên 18 tháng: 80-85% ở trẻ dưới 5tuổi, rất hiếm gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Nhiều trường hợp hen phế quản giảm nhẹ hoặckhỏi hẳn ở tuổi dậy thì. * Giới: Trước tuổi dạy thì, hen phế quản gặp nhiều ở trẻ trai , còn ở tuổi lớnhơn thì trẻ trai và trẻ gái có tỷ lệ mắc hen phế quản bằng nhau và trẻ gái có xu hướngtrội hơn. * Địa dư: Có sự liên quan giữa môi trường địa dư, vi khí hậu như thời tiết, độ ẩmvà hen phế quản. Người ta nhận thấy hen phế quản có nhiều ở vùng trồng hoa và nhiềubụi. * Cơ địa: Nhiều yếu tố cơ địa như yếu tố di truyền, thần kinh, nội tiết có ảnhhưởng đến hen phế quản. - 60% trường hợp hen phế quản trẻ em có tiền sử gia đình bị hen. - Hen hay xảy ra ở trẻ có rối loạn thần kinh, dễ kích thích sợ hãi, suy nhược, dễxúc cảm. - Đến tuổi dậy thì có nhiều biến đổi nội tiết cơn hen giảm nhẹ, có khi khỏi hẳn.Ngược lại khi bị suy vỏ thượng thận (bệnh addison) cơn hen tăng lên, trường hợp cónhiễm độc giáp trạng, dễ kháng lại với thuốc điều trị hen. - Những yếu tố gây kích thích hoặc làm suy yếu hô hấp như những gai kích thíchdo viêm nhiễm, các dị dạng lồng ngực, di chứng còi xương, suy dinh dưỡng là nhữngyếu tố thuận lợi dễ gây hen.2.2. Nguyên nhân chính - Những dị nguyên hô hấp như khói, bụi nhà, lông xúc vật, phấn hoá, các chấthoá học, khí lạnh và các chất có mùi mạnh. - Những di nguyên thức ăn như tôm, cua cá, nhộng, trứng... 389 - Yếu tố nhiễm khuẩn: Viêm mũi, viêm VA, amidal, các bệnh hô hấp mạn, viêmphế quản, viêm xoang, viêm phổi kẽ... là nguyên nhân của hen nội sinh. Tóm lại: Nguyên nhân hen phế quản phức tạp, thường kết hợp một nguyên nhânchính trực tiếp và một yếu tố thuận lợi đôi khi khó xác định.3. Phân loại3.1. Dựa theo cơ chế bệnh sinh Chia 3 loại: Hen ngoại sinh, hen nội sinh, hen hỗn hợp. - Hen ngoại sinh: Là biểu hiện của phản ứng dị ứng của cơ thể với các dị nguyên.Có các đặc điểm: + Test da (+) với các dị nguyên. + Lượng IgE trong huyết thanh tăng. + Tiền sử dị ứng của bản thân và gia đình rõ ràng. + Tiến triển tốt khi điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu. - Hen nội sinh: ít gặp hơn hen ngoại sinh. Không do yếu tố dị ứng mà thường làdo nhiễm khuẩn hoặc chưa rõ nguyên nhân. Đặc điểm: + Yếu tố khởi phát cơn hen thường là do nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản do các loại virus. + Test da (-) với các dị nguyên. + Chỉ số IgE bình thường. + Tiền sử bản thân và gia đình không rõ ràng hoặc không có. + Điều trị giải mẫn cảm không có kết quả. - Hen hỗn hợp: Bao gồm cả 2 yếu tố dị ứng và nhiễm khuẩn. Hen loại nàythường có tính chất kéo dài.3.2. Theo mức độ nặng nhẹ: Ghen-Bôn (GenBolle) chia làm 4 độ. Độ I: một cơn trong một quý. Độ II: một cơn trong 1 tháng. Độ III: một cơn trong 1 tuần. Độ IV: một cơn trong 1 ngày.3.3. Theo tuổi - Hen ở trẻ bú mẹ. - Hen ở trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi). - Hen ở trẻ lớn (tuổi thiếu niên).3.4. Phân theo mức độ nặng nhẹ của cơn hen để có thái độ xử trí đúng trong điều trị cắtcơn hen - Cơn hen thường. - Cơn hen ác tính. Charpin định nghĩa: Hen phế quản ác tính là cơn hen nặng không khỏi khi dùngthuốc thông thường, bị đe doạ tính mạng do cơn khó thở nghiêm trọng kéo dài và có 4tiêu chuẩn: + Cơn hen kéo dài + Dùng thuốc thông thường không cắt cơn. + Giảm thông khí nặng ảnh hưởng đến huyết động. + Về GPB có tắc lan toả các tiểu phế quản. * Lâm sàng: Có 3 hội chứng. + Hô hấp: Tím tái, khó thở tăng, trẻ không còn sức để ho, rì rào phế nang giảm,ran rít, ran ngáy nhiều, đôi khi có tràn khí dưới da. + Tim mạch: Huyết áp thay đổi hoặc tăng gây vã mồ hôi hoặc huyết áp giảm. 390 + Thần kinh: Có rối loạn tri giác. * Cận lâm sàng: + Xquang: Có hình ảnh khí phế thũng, tràn khí trung thất, màng phổi, xẹp phổi. - Máu: Giảm PaO2 tăng PaCO2 và toan máu.4. Triệu chứng4.1. Lâm sàng: Chia làm 2 thể điển hình và không điển hình4.1.1. Thể điển hình: Thường gặp ở trẻ lớn4.1.1.1. Triệu chứng cơ năng: Biểu hiện là cơn khó thở, ho và khạc đờm. - Cơn khó thở thường xuất hiện nhanh, đột ngột nhưng cũng có thể có nhữngdấu hiệu báo trước như hắt hơi, chảy nước mũi, ho hoặc mẩn ngứa. Cơn thường xảy ravào ban đêm, gần sáng trẻ đang ngủ, tỉnh giấc hắt hơi và lên cơn khó thở. Trong cơntrẻ rất khó thở, khó thở ra là chủ yếu, thở cò cử có tiếng rít, mặt trẻ tím tái, vã mồ hôi.Cơn kéo dài khó thở tăng lên, thở hổn hển, nói ngắt quãng, trẻ phải ngồi dựa vào thànhgiường để thở, co kéo trên và dưới xương ức. - Ho kèm theo khó thở ...