Danh mục

Hịch tướng sĩ văn - Từ chữ nghĩa đến văn bản

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.04 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hịch là thể văn được viết nhằm nêu cao chính nghĩa củamột cuộc hành binh, động viên tinh thần chiến đấu củatướng sĩ, thường ngắn gọn. Bài hịch của Trần Quốc Tuấnkhá dài, pha trộn miêu tả, tự sự, nghị luận, giọng văn thiếttha, sôi nổi, tác động sâu sắc đến lý trí và tình cảm củangười đọc, người nghe.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hịch tướng sĩ văn - Từ chữ nghĩa đến văn bảnHịch tướng sĩ văn - Từ chữ nghĩa đến văn bảnHịch là thể văn được viết nhằm nêu cao chính nghĩa củamột cuộc hành binh, động viên tinh thần chiến đấu củatướng sĩ, thường ngắn gọn. Bài hịch của Trần Quốc Tuấnkhá dài, pha trộn miêu tả, tự sự, nghị luận, giọng văn thiếttha, sôi nổi, tác động sâu sắc đến lý trí và tình cảm củangười đọc, người nghe. Nên chú ý, đây vừa là bài hịch lạivừa là bài tựa (bài mở đầu, lời nói đầu) cho một cuốn binhpháp (cũng do Trần Quốc Tuấn soạn thảo để huấn luyệntướng sĩ) nhan đề là Binh gia điệu lý yếu lược, ta thườngquen gọi là Binh thư yếu lược. Vì vậy, về hình thức kếtcấu, không nên so sánh với các bài hịch khác (của ViệtNam hoặc của Trung Quốc) để đi tới những nhận định vềvăn thể.Theo nhiều nhà nghiên cứu, bài hịch được viết vàokhoảng trước cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân NguyênMông (1285). Đại Việt sử ký toàn thư - bộ sử hoàn chỉnhkhá cổ còn lại tới nay ghi rõ: đó là bài hịch hiểu dụ các tỳtướng. Trong Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích(1744 - 1818), khi chép bài hịch này cũng ghi tiêu đề là Dụchư tỳ tướng hịch văn. Giữa tỳ tướng (các sĩ quan cấpdưới giúp việc cho chủ tướng) với tướng sĩ nói chung(toàn thể lực lượng vũ trang) có một sự khác biệt về phạmvi và cấp độ. Nội dung bài hịch, những từ xưng hô (dư: ta;nhữ đẳng: các người...) đều là những minh chứng có thểgiúp chúng ta xác định, trước tiên đây là bài hịch TrầnQuốc Tuấn viết để động viên, giáo dục các viên chỉ huycấp dưới trong lực lượng vũ trang của riêng mình (theobinh chế đời Trần). Về sau, cùng với việc Trần Quốc Tuấnđược phong làm Quốc công Tiết chế, nắm quyền chỉ huytoàn bộ lực lượng vũ trang của vương triều Trần và do giátrị đích thân của bài hịch, văn bản lịch sử này mới trởthành lời kêu gọi, động viên, giáo dục toàn quân. Vì vậy,tiêu đề cần ghi rõ là Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Bài hiểu dụcác tỳ tướng). Nêu rõ ý nghĩa của hai chữ tỳ tướng có thểgiúp người học hiểu thêm về tổ chức lực lượng vũ trangthời Trần và ý nghĩa lịch sử của bài hịch.Tìm hiểu các đoạn trích giảng mà ở trường phổ thôngthường căn cứ theo bản dịch có một số từ ngữ cần chú ýkhai thác, đối chiếu với nguyên văn chữ Hán để triển khaibình giá. Thí dụ: ngó thấy sứ giặc... nguyên văn là thiếtkiến - nhìn trộm, ý vị nhục nhã chua cay tăng lên gấp bội;câu Thật khác nào ném thịt cho hổ đói, sao cho khỏi gâytai vạ về sau! dịch như vậy khó hiểu, quan hệ logic khôngrõ ràng, đặc biệt là mấy từ sao cho khỏi... . Căn cứ vàonguyên văn, nên hiểu là: ví như ném thịt cho hổ đói saotránh khỏi để tai họa cho mai sau (vì lòng tham của giặc làkhông đáy, cung phụng bao nhiêu cho đủ? Cứ nhẫn nhịnchịu cung phụng mãi, rốt cục chúng vẫn không vừa ý, vẫncứ quay lại hại ta!). Câu: làm tướng triều đình phải hầuquân giặc mà không biết tức..., so với nguyên văn sứckhơi gợi suy nghĩ giảm nhiều, vì trong nguyên văn đãdùng mấy chữ bang quốc chi tướng, thị lập (đứng hầu) ditù (bọn tù trưởng mọi rợ): làm tướng nước nhà mà phảiđứng hầu bọn tù trưởng mọi rợ, rõ ràng là bang quốc khácvới triều đình; một đằng là cấp trung ương, một đằng làcấp địa phương (quốc cũng có nghĩa là một địa phương,một vùng. Đó là một nghĩa rất rõ). Câu chẳng những tháiấp của ta..., nguyên văn đã dùng hai chữ bất duy (khôngriêng chỉ) và lặp đi lặp lại tới mấy lần liền trong những câusóng đôi: Không riêng chỉ thái ấp của ta không còn màbổng lộc của các ngươi cũng về tay kẻ khác; không riêngchỉ xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ cácngươi cũng bị quật lên; không riêng chỉ thân ta kiếp nàychịu nhục, trăm đời sau tiếng nhơ không rửa, tên xấu cònlưu mà đến cả gia thanh các ngươi cũng không khỏi mangtiếng là tướng bại trận... ý tình tha thiết hơn nhiều. Câutiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu dịch thoát ý câu Xúdanh nan tẩy, ác thụy trường tồn. Theo thể chế văn hoácổ xưa, danh là tên gọi lúc sống, thụy là tên đặt cho ngườiđã chết, thường căn cứ vào đạo đức, sự nghiệp, hànhtrạng tốt xấu mà đặt. Vì vậy có tên thụy tốt đẹp như Văn,Trình (giỏi giang, tài giỏi, trung trinh...) có tên thụy xấu xanhư U, Lệ (tối tăm, ngu muội, tàn ác, bạo ngược...). Vìvậy, dù là vua, khi còn sống cầm quyền nếu không làmđược việc gì tốt lành lại không sáng suốt, chỉ thích làmđiều bạo ngược gian tà thì khi chết đi vẫn cứ phải mangmột tên thụy xấu xa như U Vương, Lệ Vương nhà Chubên Trung Quốc chẳng hạn và con cháu đời đời sẽ mangnỗi nhục vì cái tên thụy ấy. Đó là một cách tuyên dươngcông trạng, phê phán chính tích của người xưa, rất đángchú ý. Hiểu được thể chế này, đọc lại câu xú danh nantẩy, ác thuỵ trường tồn, ta sẽ thấy nhiều lớp ý nghĩa sâusắc tiềm tàng trong từng chữ một.Đoạn cuối bài hịch (từ Kim dư minh cáo nhữ đằng... - Nayta bảo rõ cho các ngươi được biết, cho tới Minh tri dư tâmnhân bút dĩ hịch ...

Tài liệu được xem nhiều: