Tác phẩm “Phê phán tính hiện đại” (critique de la modernité) của nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Alain Touraine, có tính tổng kết về tính hiện đại. Tác giả phân tích những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ với truyền thống dưới góc độ triết học. Nó giải đáp một phần câu hỏi: Tính hiện đại, đương đại là gì? Tại sao bị xem xét lại, bị từ bỏ, hoặc định nghĩa lại? Cùng với Alain Touraine, nhà khoa học người Mỹ nổi tiếng Jared Diamond, giáo sư sinh lý học y khoa Cahfornia...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HIỆN ĐẠI - ĐƯƠNG ĐẠI VỚI TRUYỀN THỐNG DƯỚI GÓC NHÌN TRIẾT HỌC, LỊCH SỬ
HIỆN ĐẠI - ĐƯƠNG ĐẠI VỚI
TRUYỀN THỐNG DƯỚI GÓC NHÌN
TRIẾT HỌC, LỊCH SỬ
một tác phẩm của Richard Phillips
Tác phẩm “Phê phán tính hiện đại” (critique de la modernité) của nhà xã hội
học nổi tiếng người Pháp Alain Touraine, có tính tổng kết về tính hiện đại.
Tác giả phân tích những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ với truyền thống
dưới góc độ triết học. Nó giải đáp một phần câu hỏi: Tính hiện đại, đương
đại là gì? Tại sao bị xem xét lại, bị từ bỏ, hoặc định nghĩa lại? Cùng với
Alain Touraine, nhà khoa học người Mỹ nổi tiếng Jared Diamond, giáo sư
sinh lý học y khoa Cahfornia Los Angeles, viết cuốn “Sụp đổ” (Collapse)
nói về sự hủy diệt của các nền văn minh, dưới góc nhìn lịch sử, cảnh báo với
con người hiện đại. Xin giới thiệu ít nét để chúng ta cùng tham khảo.
Hội họa giá vẽ, tượng, bục bệ, vốn đã từng giữ vị trí danh dự trong mĩ thuật
trải qua nhiều thế kỷ, nay dường như đang nhường địa vị ấy cho những loại
hình nghệ thuật mới - như Sắp đặt, Trình diễn, Video art...?
Cách mạng truyền thông bùng nổ đã đưa lịch sử nhân loại sang một trang
mới, những bước tiến dài, đột ngột. Đời sống tiện nghi tiêu dùng đại chúng,
nhanh chóng đã chi phối và sản sinh ra một nền nghệ thuật mới đại chúng đi
cùng với nó. Nhưng đằng sau sự phát triển ấy có biết bao thách thức đang
đặt ra. Mấy ai đã nhìn thấu sự thực vinh quang, tự hào, nhưng cũng không ít
cảnh báo? Đặc biệt với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức... Từ
chỗ tạo cho con người một đời sống hạnh phúc no đủ đã đến mức bão hòa,
trở nên nhàm chán, mệt mỏi đến cô đơn. Giờ đây ai cũng muốn đi tìm nguồn
suối mát tắm gội cho những tâm hồn nóng bỏng, khô cằn đã kiệt sức vì
những cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, tài chính của nền
công nghệ mới, hiện đại.
ở Việt Nam cũng xuất hiện những loại hình nghệ thuật mới và kéo theo nó là
một đời sống tiện nghi tiêu dùng đại chúng, nổi bật là lớp trung lưu đang
phất lên nhờ kinh tế thị trường mở rộng. Nhưng khác với phương Tây, Việt
Nam vừa thoát ra từ hai cuộc chiến tranh vệ quốc ác liệt, vừa phải hàn gắn
vết thương, vừa phải xây dựng phát triển đất nước, nhằm theo kịp nhịp độ
phát triển của khu vực và quốc tế. Nó đang trên đường công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, nhưng nói theo nhận định của Alain Touraine thì nó là “hiện
đại bị ép từ bên ngoài vào”. Tuy nhiên, nó vẫn có những cuộc giao lưu hòa
đồng đầy thành thực và nhiệt tình với thế giới bên ngoài. Cuộc Liên hoan
Mỹ thuật trẻ 2007 tại Trung tâm Mỹ thuật Hà Nội là một dẫn chứng điển
hình.
Nhưng để cái đẹp mới, ngoài giá vẽ, đi vào cuộc sống đại chúng, vẫn còn
một khoảng cách nan giải, chưa dễ gì. Lấy dẫn chứng về cuộc trình diễn
Trong không gian công cộng của nhóm Plackart do họa sĩ Phạm Văn Trường
làm trưởng nhóm với sự tham gia của các họa sĩ trẻ ba thành phố lớn Hà Nội
- Huế - Sài Gòn vừa diễn ra cuối năm 2007 là một dẫn chứng. Mấy ai đã dễ
tán thưởng những hình ảnh trình diễn này: 1/ Một chàng trai quần bò - may ô
ba lỗ, chân xếp bằng, thản nhiên ngồi trên đường tầu tự vẽ mặt mình với đôi
mắt rộng và chiếc mồm ngoác ra. 2/ Một phụ nữ khỏa thân ngồi, hai tay hai
chân khép lại, đầu cúi xuống dáng vẻ suy tư, cô đơn như một pho tượng
sống; ngang vai là một bàn tay đang như “bắt quyết trừ tà”. 3/ Một chàng
trai mình trần - quần xà lỏn ngồi giữa đống rác phế thải. Một người khác
đang cầm xô nước dội trên đầu anh ta... Tất cả đều được trình diễn giữa ban
ngày, trên đường phố đông đúc người xe qua lại. “Với mong muốn nghệ
thuật - cuộc sống - người nghệ sĩ - công chúng thường, từ những không gian
mở, hay một ngõ hẻm nơi sự đa dạng văn hóa đang hiện tồn ngay tại địa
phương mình. Nơi sự thông minh, tri thức nhiều cấp độ và những ý tưởng
thích nghi sẽ được dịp nảy mầm... Nghệ thuật tự nhiên như cuộc sống...” -
Diễn giải thuyết minh về cuộc trình diễn. (Trọng Đoan. An ninh Thủ đô số
160, ngày 9/12/2007).
Với Việt Nam, đất nước của nghìn năm văn hiến, 90% là nông dân kiêm thợ
thủ công làng xã. Văn minh đô thị chỉ chiếm một phần rất nhỏ thì mặc dù tốc
độ hóa đô thị đang được đẩy mạnh đến phi mã, nhưng cái gốc văn hóa - tâm
linh dân tộc của Đạo Gia tiên ông Bà, tiếp đến là Phật giáo, Nho giáo... được
xem như quốc giáo, đã ăn sâu bén rễ vào tiềm thức truyền đời của con người
dân tộc. Làm sao mới hơn 20 năm đổi mới, hội nhập đã kịp thích nghi?
Ngay cả với giới văn nghệ sĩ - trí thức cũng thường xuyên bị phân hóa.
Không lên án, ngược lại rất tôn trọng sự lao động, sáng tạo của người nghệ
sĩ. Bởi ai cũng biết nó không chỉ dừng lại một cách hữu hạn những pha trình
diễn, mà ở phạm vi rộng nó còn muốn nói lên một quan niệm mới lớn hơn
nhiều: Muốn tiến bộ con người phải không ngừng đổi mới, phải vượt lên
chính mình trong sáng tạo, suy nghĩ và hành động.
Nhưng hiện đại - đổi mới với các nước thế giới thứ ba - á Phi - là phải giữ
được cái gốc văn hóa lâu đời của mình. Trên cơ sở ấy mà hội nhập phát
triển. Dân tộc và quốc tế với họ như phạm trù cặp đôi khôn ...