Danh mục

Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào - bài 4: Những lập luận của Madison phản đối

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.44 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 19 tháng Sáu, Madison đã có một bài phát biểu dài phản đối mọi đề xuất của Paterson. Với những lập luận rất chặt chẽ, ông đã viện dẫn rất nhiều ví dụ về lịch sử những Liên bang của châu Âu, để chứng minh sự cần thiết phải xây dựng một liên bang duy nhất. Trong đó, các tiểu bang phải đại diện theo qui mô dân số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào - bài 4: Những lập luận của Madison phản đối Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào ? [bài 4] Những lập luận của Madison phản đối Phương án New Jersey Ngày 19 tháng Sáu Ngày 19 tháng Sáu, Madison đã có một bài phát biểu dài phản đối mọi đề xuất của Paterson. Với những lập luận rất chặt chẽ, ông đã viện dẫn rất nhiều ví dụ về lịch sử những Liên bang của châu Âu, để chứng minh sự cần thiết phải xây dựng một liên bang duy nhất. Trong đó, các tiểu bang phải đại diện theo qui mô dân số. Đó là con đường duy nhất để duy trì sự ổn định và thịnh vượng của 13 tiểu bang Bắc Mỹ. Chính nhờ những lập luận sắc bén của ông mà Hội nghị đã đồng ý sử dụng Phương án Virginia làm nền tảng cơ bản cho mô hình chính quyền liên bang. Sau này, những lập luận đó lại được Madison sử dụng trong các bài luận văn Người Liên bang. Ngài MADISON: Nhiều đại biểu gây áp lực vì cho rằng Hội nghị này không được trao đủ quyền lực cần thiết để đề xuất bất cứ mô hình nào khác ngoài mô hình liên bang. Ngoài những điều đã được các đại biểu khác trình bày, ông muốn bổ sung thêm rằng không có một kế hoạch liên bang nào như vậy đáp ứng được đòi hỏi cấp bách hiện nay. Một đặc điểm trong chính quyền liên bang là quyền lực không áp đặt trên các cá nhân mà là áp đặt trên tập thể, trên các tiểu bang. Nhưng trong một số trường hợp, như những vụ cướp biển, chiếm đoạt tài sản trên biển, theo Các điều khoản Hợp bang hiện nay và trong nhiều trường hợp được mở rộng như Ngài Paterson đề nghị, là điều hành trực tiếp đối với các cá nhân. Một đặc điểm khác là chính quyền liên bang không phải trực tiếp do dân chúng mà do các chính quyền tiểu bang chọn ra. Nhưng đại biểu Quốc hội Hợp bang của Connecticut và Rhode Island lại được chọn do dân chúng, chứ không phải do cơ quan lập pháp. Phương án của Ngài Paterson không dự định thay đổi điều này. Ngài Paterson cũng viện lý lẽ rằng Hợp bang được toàn thể chấp thuận, thì khi muốn giải tán cũng phải được toàn thể chấp nhận. Đó có phải là bản chất của mọi Hiệp ước hay không? Lập luận này có phải được rút ra từ những điều khoản đặc biệt trong Các điều khoản Hợp bang không? Nếu chúng ta coi liên minh Hợp bang như một bản khế ước cơ bản, để nhờ đó, các cá nhân thiết lập nên xã hội, thì ít nhất Hợp bang phải là sự đồng lòng của mọi thành viên. Nhưng không thể nói rằng sự hủy bỏ bản khế ước này không thể có hiệu lực nếu không được tất cả các bên đồng lòng nhất trí. Việc một nhóm công dân trong xã hội vi phạm các qui định cơ bản chắc chắn sẽ giải phóng những công dân khác khỏi nghĩa vụ thực hiện bản khế ước đó. Nếu bất cứ bên nào vi phạm bất cứ điều khoản nào nhưng lại không cho phép những bên còn lại được tự do là vì điều ngược lại đã được ngầm hiểu ngay trong bản khế ước. Đặc biệt là có những điều luật của bản Hiệp ước trao quyền cho đa số bắt buộc to àn thể phải tuân theo trong mọi trường hợp. Trường hợp sau chỉ ra rằng chúng ta không thể coi liên minh Hợp bang như một bản khế ước xã hội giữa các cá nhân. Nếu vậy, đa số có quyền ràng buộc tất cả, thậm chí có thể hình thành một bản hiến pháp mới cho tất thảy mọi người, điều mà Ngài Paterson sẽ khó lòng chấp nhận. Nếu chúng ta xem xét liên minh không phải như một khế ước xã hội của những cá nhân riêng rẽ mà là sự thỏa thuận của các chính quyền tiểu bang, thì điều gì có thể rút ra được từ những thỏa thuận này? Rõ ràng là căn cứ theo những điều qui định về luật của các quốc gia, sự vi phạm bất cứ điều khoản nào, bởi bất kỳ bên nào, sẽ cho phép những bên còn lại được hoàn toàn tự do. Coi như toàn bộ thỏa thuận này được hủy bỏ, trừ phi họ chọn một cách thức khác cưỡng ép bên vi phạm phải thay đổi. Điều này đặc biệt được minh chứng trong các Hiệp ước liên minh trong chiến tranh. Khi một bên vi phạm thì bản Hiệp ước đó coi như không còn có hiệu lực. Nhưng bản Các điều khoản Hợp bang lại không có qui định nào cho phép việc sử dụng vũ lực để cưỡng buộc thành viên chống đối phải tuân thủ luật pháp. Ông nhận thấy Các điều khoản Hợp bang bị vi phạm rất nhiều và rất rõ ràng, đặc biệt là hành động của New Jersey, khi bang này khước từ tuân thủ những qui định hợp hiến của Quốc hội, công khai hủy bỏ phiếu bầu của mình và từ chối thông qua bất cứ đạo luật nào. Ông không muốn đưa ra những can thiệp thô bạo với những nhận xét này. Tuy nhiên, ông nghĩ bản chất thật sự của Hợp bang cần phải được nghiên cứu kỹ càng và ông không hề băn khoăn về việc cần củng cố nền tảng cho chính quyền. Sau khi xem xét phương án của Ngài Paterson, ông tuyên bố rằng một mô hình tốt đẹp phải đạt được hai mục tiêu: (1) Duy trì Liên minh. (2) Cho phép chính quyền xử lý những vi phạm của các tiểu bang. Chúng ta cần xem xét mô hình của Ngài Paterson để kết luận: liệu phương án này có đáp ứng các đòi hỏi nêu trên không? 1. Liệu Phương án này có ngăn chặn được những vi phạm luật pháp và các Hiệp ước không? Nếu không ngăn chặn được, thì chắc chắn sẽ dẫn chún ...

Tài liệu được xem nhiều: