Hiến Pháp là văn kiện cơ bản xác định những quyền dân chủ và bình đẳng của người dân chung sống trong một Quốc Gia.Nói đến Anh Quốc, về tổ chức chính trị, là nói đến quê cha đất tổ của Đại nghị Chế (Parliamentary Government), khuôn mẫu của hầu hết các phương thức tổ chức Chính Quyền Tây Âu, cũng như Hoa Kỳ là nơi chôn nhau cắt rốn của Tổng Thống Chế, khuôn mẫu tổ chức hành pháp của một số lớn quốc gia trên thế giới, chúng tôi đã có dịp đề cập đến trong bài Tổng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiến pháp vương quốc Anh
HIẾN PHÁP
VƯƠNG QUỐC ANH
Hiến pháp vương quốc Anh
Hiến Pháp là văn kiện cơ bản xác định những quyền dân chủ và bình đẳng của
người dân chung sống trong một Quốc Gia.
Nói đến Anh Quốc, về tổ chức chính trị, là nói đến quê cha đất tổ của Đại nghị
Chế (Parliamentary Government), khuôn mẫu của hầu hết các phương thức tổ
chức Chính Quyền Tây Âu, cũng như Hoa Kỳ là nơi chôn nhau cắt rốn của Tổng
Thống Chế, khuôn mẫu tổ chức hành pháp của một số lớn quốc gia trên thế giới,
chúng tôi đã có dịp đề cập đến trong bài Tổng Thống Chế Hoa kỳ .
Nhưng từ ngày Quốc Hội Anh đặt viên đá góc tường, nền tảng cho Đại nghị Chế
với câu Nhà Vua ở trong Quốc Hội ( The King in Parliament ), chúng tôi đ ã có dịp
nhắc đền trong bài Quốc Hội, phương thức tổ chức Hành Pháp ở Anh có nhiều
diễn biến.
Do đó, một số nhà chính trị học đề nghị thay từ ngữ Đại Nghị Chế bằng Nội Các
Chế ( Cabinet Government), một số khác bằng Thủ Tướng Chế ( Prime
Government).
Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thể thức tổ chức Hành Pháp tại Anh Quốc
cũng như lý do của những từ ngữ được đề nghị trên.
I . SƠ LƯỢC VỀ QUỐC HỘI LƯỠNG VIỆN.
Năm 1066 hoàng tộc Norman từ lục địa Âu Châu , vượt eo biển Manche qua
chiếm hòn đảo Anh Quốc.
Vua đặt quyền bính cai trị và luật lệ trên khắp tân vương quốc.
Các lãnh chúa hàng năm phải nộp thuế cho vu a.
Không đầy hai thế kỷ sau đó, năm 1215, các lãnh chúa trong vương quốc, các nam
tước ( baron) hợp nhau tại Runnynmede, gần Windsor, c ùng đồng ý ký Bản Đại
Tuyên Ngôn các Quyền Tự Do ( Magna Charta Libertatum) để đặt yêu sách đối
với vua:
- Nếu vua muốn lấy thuế nhiều hơn đã được quy định trong những điều khoản
được ký kết,vua cần phải được sự thỏa thuận của Đại Hội Đồng (Magnum
Consilium).
- Các nam tước cũng như những người dân tự do khác ( tức không phải dân nô lệ),
vua không được đem ra xét xử bằng thẩm phám đoàn gồm toàn quan chức của
vua, mà phải được thẩm phán đoàn dân sự xét hỏi, thẩm định và tuyên án.
Nếu chúng ta có thể xem Bản Đại Tuyên ngôn các Quyền Tự Do năm 1215 là tài
liệu đầu tiên được viết ra, khởi điểm cho những điều khoản khác sẽ được ghi vào
Hiến Pháp Anh Quốc, (có người còn đi xa hơn cho rằng Bản Tuyên Ngôn Tự Do
trên dựa vào tinh thần tự do của Bản Tổng Kết Luật Lệ và Phong Tục của Anh
Quốc (Tractatus de legibus et Consuetudinibus Angliae của Glan Will khoản năm
1189), thì trái lại Đại Hội Đồng không thể được coi là khởi điểm cho Quốc Hội
Anh.
Các thành viên của Đại Hội Đồng là những nhân vật do vua trực tiếp chỉ định (
gồm những lãnh chúa cao cấp và những đấng bậc cao trọng trong giáo quyền).Như
vậy Đại Hội Đồng không có tính cách đại diện dân cử của Quốc Hội, một trong ba
điều kiện tiên quyết mà chúng tôi đã có dịp nói đến trong bài Quốc Hội .
Đại Hội Đồng chỉ là Hội Đồng Tư Vấn của vua, có đặc tính như các tổ chức của
thời các lãnh chúa, kiểu Hội Đồng Thượng Thẩm của Pháp ( Etats Généraux de
Paris) hay các tổ chức Quốc Hội Âu Châu trong thời Quân Chủ Chuy ên Chế lúc
đó.
Đại Hội Đồng của Anh Quốc lúc bấy giờ là tổ chức tư vấn của vua, để góp ý kiến
với vua trong nhiều việc như:
- Bàn cãi những vấn đề quốc sự như đối ngoại, lập pháp, thuế má hay phụ cấp, cứu
xét các đơn từ thỉnh nguyện, xét xử các vấn đề kiện tụng dân luật cũng nh ư hình
luật.
- Một mặt , kể từ ngày Bản Đại Tuyên Ngôn các Quyền Tự Do ra đời, quyền hành
của vua dần dà bắt đầu bị đặt điều kiện , mặt khác một vài lãnh chúa uy quyền rất
ương ngạnh lắm khi hành động bất cần được sự chấp thuận của vua, như vụ lãnh
chúa Simon de Monfort, vào năm 1265 bất cần vua đã tự ý đứng ra triệu tập hai kỵ
mã và hai thường dân ở mỗi thôn ấp ( borough) để thành lập Quốc Hội.
Trước tình trạng không mấy sáng sủa đó, nhà vua thấy thay vì mỗi năm phải thu
ngân sách từ các lãnh chúa, vua có thể liên lạc trực tiếp với các cộng đồng địa
phương, có nguồn lợi dồi dào và bảo đảm hơn lãnh chúa .
- Nhưng với sáng kiến vừa kể, một viễn ảnh mới đ ược phát hiện.Các cộng đồng
địa phương, làng xã, thôn ấp một mặt tuyên hứa bảo đảm ngân sách cho hoàng gia
khỏi thiếu hụt, nhưng với điều kiện phải được cử người đại diện trực tiếp của họ
trước hoàng gia để đạo đạt yêu sách và nhu cầu của họ.Cộng đoàn đại diện của các
làng xã , thôn ấp tạo thành Hội Đồng có tính cách đại diện , đ ược dân cử, khác với
Đại Hội Đồng của vua cũng như nhiều hình thức Quốc Hội thời Trung Cổ .
Như vậy sự liên hệ giữa vua và làng xã thôn ấp đã được bắt đầu vào thế kỷ 13.
Làng xã thôn ấp tại địa phương là những đơn vị động lực phát triển kinh tế, bảo
đảm liên tục cho ngân sách hoàng gia, với tổ chức tự trị về hành chánh.Và như vậy
là đại diện của họ là Hội Đồng Đại Diện bên cạnh vua ở Westminster. Nói cách
khác, từ thế kỷ 13 như vừa nói, họ đã cử người vào Quốc Hội với ý nghĩa hiện đại
của chúng ta .
Còn nữa, theo gương của Simon de Monfort, năm 1295 vua Edward I, muốn cho
Quốc Hội có nhiều đại diện của mọi tầng lớp quần ch ...