Danh mục

Hiện trạng đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 544.37 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thảm thực vật tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (KBTTN Ngọc Linh), tỉnh Quảng Nam khá đa dạng và phong phú. Thảm thực vật phân bố theo các đai cao khác nhau. Thảm thực vật KBTTN Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam bao gồm: (1) Rừng lá rộng thường xanh núi cao (1.800 - 2.600 m); (2) Rừng lá rộng thường xanh núi trung bình (1.000 - 1.800 m); (3) Rừng lá rộng thường xanh núi thấp (< 1000 m); (4) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác (< 1.800 m). Sự đa dạng của các kiểu thảm thực vật đã góp phần tạo nên tính đa dạng hệ thực vật rừng ở đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng NamBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00031 HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC LINH, TỈNH QUẢNG NAM Đỗ Thị Mỹ Lương1,*, Ngô Thị Định1, Trần Thanh Lâm1, Lê Anh Tú1, Ngô Đức Thuận1, Mai Thị Huyền1, Mai Thanh Hải1, Phạm Văn Toản2, Ngô Trần Quốc Khánh3 Tóm tắt: Thảm thực vật tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (KBTTN Ngọc Linh), tỉnh Quảng Nam khá đa dạng và phong phú. Thảm thực vật phân bố theo các đai cao khác nhau. Thảm thực vật KBTTN Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam bao gồm: (1) Rừng lá rộng thường xanh núi cao (1.800 - 2.600 m); (2) Rừng lá rộng thường xanh núi trung bình (1.000 - 1.800 m); (3) Rừng lá rộng thường xanh núi thấp (< 1000 m); (4) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác (< 1.800 m). Sự đa dạng của các kiểu thảm thực vật đã góp phần tạo nên tính đa dạng hệ thực vật rừng ở đây. Hệ thực vật KBTTN Ngọc Linh đa dạng và phong phú với tổng số 947 loài thuộc 488 chi, 174 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong tổng số 947 loài thực vật của khu vực có 464 loài có giá trị sử dụng. Hệ thực vật có giá trị bảo tồn cao với 72 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); Danh lục Đỏ IUCN (2018) và nhiều loài có tên trong Danh lục các loài nguy cấp, quý, hiếm của Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Đặc biệt, kết quả khảo sát cho thấy tại KBTTN Ngọc Linh ghi nhận loài Sâm ngọc linh (Panax vietnamense) là loài đặc hữu của KBTTN. Từ khóa: Đa dạng thực vật, thảm thực vật, khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (KBTTN Ngọc Linh) nằm trong địa phận hànhchính huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Rừng ở đây đặc trưng cho khu vực rừng ởvùng cao của dãy Trường Sơn, là nơi có tính đặc hữu cao và là điểm nóng về đa dạng sinhhọc của cả nước. Nhiều loài động, thực vật quý, hiếm đã được phát hiện trong khu vực. Vềthực vật có các loài quý, hiếm như Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), Sa nhân (Amomumvillosum), Đương quy (Angelica sinensis), Giảo cổ lam (Gynostemmapentaphyllum), Đẳngsâm (Codonopsis javanica),... Về động vật có loài Khướu ngọc linh (Garrulaxngoclinhensis), một số loài chim được xác định có ở núi Ngọc Linh. Nghiên cứu về tính đa dạng của hệ thực vật góp phần bổ sung thêm cơ sở dữ liệu vềđa dạng hệ thực vật của Việt Nam, tài nguyên thực vật của Việt Nam nói chung và tàinguyên thực vật tại KBTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam nói riêng. Trên quan điểm xâydựng một bộ số liệu cập nhật chính xác, thống nhất làm cơ sở cho việc đánh giá, rà soáttính đa dạng thực vật của KBTTN Ngọc Linh cả về mặt đa dạng loài, đa dạng giá trị sửdụng, giá trị các loài nguy cấp, quý, hiếm cần bảo tồn nhằm phục vụ công tác quản lý bảo1ViệnKhoa học Môi trường và Biến đổi khí hậu2Trường Đại học Lâm nghiệp3Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội*Email: myluongiescc@gmail.comPHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 257,tồn hệ sinh thái rừng tại KBTTN Ngọc Linh có hiệu quả hơn. Do đó, “Nghiên cứu hiệntrạng đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam” sẽ chothấy cái nhìn toàn diện và cập nhật hơn về hệ thực vật, thảm thực vật tại khu vực. Đồngthời góp phần xây dựng cơ sở khoa học để bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý,hiếm nói riêng và hệ thực vật nói chung cho KBTTN Ngọc Linh.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra đánh giá hiện trạng thảm thực vật - Kế thừa các tài liệu, thông tin liên quan về hiện trạng tài nguyên rừng KBTTNNgọc Linh được đề xuất thành lập và phân tích đánh giá để xây dựng cơ sở khoa học vàthực tế xây dựng bản đồ và quy hoạch thành khu bảo tồn. - Sử dụng bản đồ địa hình để khoanh vẽ hiện trạng rừng khu vực xác định thành lậpkhu bảo tồn làm cơ sở khoa học để đi khảo sát điều chỉnh hiện trường bằng địa bàn cầmtay GPS. - Điều tra theo tuyến để nghiên cứu bổ sung hệ sinh thái, sinh cảnh, kiểu rừng đểphúc tra ranh giới kiểu rừng, các loại rừng và một số đặc điểm khác của hệ sinh thái rừngvới sự trợ giúp của công cụ GPS. - Điều tra tại các ô tiêu chuẩn điển hình: Tại các kiểu thảm và đai cao khác nhau,tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điển hình. Mỗi một kiểu rừng ở một đai cao được lập ít nhất3 ô tiêu chuẩn điển hình. Diện tích ô tiêu chuẩn là 500 m2 (20 x 25 m). Trong ô tiêu chuẩncác nhân tố sau sẽ được đo đếm, thống kê và mô tả: Mô tả chung cấu trúc về không gian,tầng thứ, các loài thực vật ngoại tầng, dây leo và dạng thảm tươi trong ô tiêu chuẩn; Xácđịnh tên cây, đo đếm các chỉ tiêu đường kính, chiều cao cây gỗ có đường kính từ 6 cm trởlên; Vẽ trắc đồ dọc, trắc đồ ngang củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: