Danh mục

Hiện trạng phân bố và giá trị sử dụng của một số loài Mộc lan (Magnolia L.) tại Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 345.93 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chương trình nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên thực vật chứa tinh dầu của một số loài thuộc chi Mộc lan tại Việt Nam, Bài viết trình bày việc tiến hành điều tra khảo sát đánh giá tình trạng phân bố và giá trị sử dụng của các loài Mộc lan tại 13 tỉnh, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc định hướng bảo tồn các loài quý hiếm, nguy cấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng phân bố và giá trị sử dụng của một số loài Mộc lan (Magnolia L.) tại Việt Nam KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN DOI: 10.15625/vap.2020.00122 HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI MỘC LAN (Magnolia L.) TẠI VIỆT NAM Chu Thị Thu Hà1*, Trịnh Ngọc Bon2 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Nghiên cứu Lâm sinh *Email: hachuthi@yahoo.com Tóm tắt Tổng số 39 loài và thứ thuộc chi Mộc lan đã được điều tra nghiên cứu thu mẫu tại 13 tỉnh của Việt Nam nhằm đánh giá hiện trạng phân bố và giá trị sử dụng. Hà Giang và Lâm Đồng là hai tỉnh có số lượng loài Mộc lan được khảo sát phân bố tại các khu vực điều tra nghiên cứu lớn nhất với 15 loài và 11 loài, các tỉnh còn lại chỉ có 1-7 loài. Trong số các loài thuộc chi Mộc lan được khảo sát nghiên cứu, có 9 loài là loài đặc hữu của Việt Nam, 5 loài đã được đánh giá ở tình trạng nguy cấp ở các mức khác nhau tại Việt Nam, 15 loài đã được liệt kê ở các phân hạng nguy cấp khác nhau cần được quan tâm bảo tồn ở cấp độ toàn cầu. Đa số các loài thuộc chi Mộc lan được nghiên cứu có giá trị cho gỗ, một số loài được trồng làm cây cảnh do có hoa thơm và đẹp, một số loài có tác dụng làm thuốc chữa một số bệnh trong y học cổ truyền, 32 loài và thứ đã được xác định có chứa tinh dầu. Từ khóa: Magnolia, Mộc lan, hiện trạng phân bố tại Việt Nam. ĐẶT VẤN ĐỀ Chi Mộc lan, Dạ hợp (Magnolia L.) thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae) là một chi lớn, trên thế giới có trên 100 loài (theo nghĩa hẹp) và 267 loài (theo nghĩa rộng) (The plant list, 2020). Tại Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ (1991) đã mô tả 11 loài thuộc chi Mộc lan. Năm 1999, thêm 7 loài Mộc lan đã được bổ sung thêm, đưa số lượng loài thuộc chi này lên 18 (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Nguyễn Tiến Bân (2003) ghi nhận 12 loài và 2 thứ thuộc chi Mộc lan. Nhiều loài mới cho khoa học thuộc chi Mộc lan được phát hiện tại Việt Nam và một số loài được ghi nhận có phân bố ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đưa số lượng loài Mộc lan lên khoảng 60 loài. Hiện nay, sự sắp xếp thứ bậc của các nhóm, đặc biệt là sự tồn tại của các chi thuộc họ Ngọc lan trong các hệ thống phân loại là vấn đề vẫn còn đang bàn cãi do tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, quan điểm và cách tiếp cận của từng trường phái phân loại (Figlar & Nooteboom, 2004; Xia et al., 2008; Nooteboom & Chalermglin, 2009; Vu Quang Nam, 2011; Vũ Quang Nam, 2013). Các loài trong chi Mộc lan có tán lá đẹp, hoa có kích thước lớn, đa dạng về màu sắc, gỗ thơm và mịn, hạt của nhiều loài làm gia vị và làm thuốc. Các loài này được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, làm đồ gỗ, hàng mỹ nghệ, làm thuốc, gia vị, ngành công nghiệp nước hoa và được trồng làm cảnh. Với các tính chất quan trọng trên, chi Mộc lan đã và đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trong các lĩnh vực như hình thái, tế bào, cổ sinh học, phân tử và cảnh quan, hàng mỹ nghệ, làm thuốc, gia vị, ngành công nghiệp nước hoa, tinh dầu. Mặt khác, điều đó cũng dẫn tới nhiều loài trong chi này bị khai thác triệt để, dẫn đến cạn kiệt. 24 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Trong chương trình nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên thực vật chứa tinh dầu của một số loài thuộc chi Mộc lan tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát đánh giá tình trạng phân bố và giá trị sử dụng của các loài Mộc lan tại 13 tỉnh, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc định hướng bảo tồn các loài quý hiếm, nguy cấp. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra khảo sát phân bố các loài thuộc chi Mộc lan (Magnolia L.) trong họ Ngọc lan (Magnoliaceae Juss.) tại 13 tỉnh thuộc Việt Nam bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Số lượng cá thể mỗi loài được xác định tại mỗi khu vực nghiên cứu trên tuyến điều tra. Mô tả, giám định tên khoa học các loài thuộc chi Mộc lan (Magnolia L.) thu được theo phương pháp so sánh đặc điểm hình thái, sử dụng các tài liệu chuyên ngành như Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991, 1999), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2003), Từ điển thực vật thông dụng (Võ Văn Chi, 2004), Flora of China (Xia et al., 2008), The Magnoliaceae of Thailand (Nooteboom & Chalermglin, 2009), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) và các công trình công bố về những loài Mộc lan mới được phát hiện tại Việt Nam (Vu T. C. et al., 2015; Vu Quang Nam & Xia Nian-He, 2010; Vu Quang Nam, 2011; Vũ Quang Nam và Xia Nian-He, 2011; Vũ Quang Nam, 2013; Vũ Quang Nam, Bùi Thế Đồi, 2013; Vũ Quang Nam và cs., 2013; Từ Bảo Ngân và cs., 2015, 2018). Tinh dầu từ các mẫu bộ phận cành, lá, quả của các loài thuộc chi Mộc lan thu được ở các điểm khác nhau được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước sử dụng thiết bị dạng Clevenger dựa theo Dược điển Việt Nam IV (Bộ Y tế, 2010). Hàm lượng tinh dầu được tính dựa trên khối lượng khô tuyệt đối của mẫu (v/w). II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tổng số 36 loài và 3 thứ thuộc chi Mộc lan đã được nghiên cứu điều tra tình trạng phân bố tại 13 tỉnh của Việt Nam (Bình Phước, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Khánh Hòa, Lai Châu, Lào Cai, Lâm Đồng, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang, và Vĩnh Phúc) và ghi nhận giá trị sử dụng của chúng, cũng như đánh giá sơ bộ loài có chứa tinh dầu (bảng 1). Dạ hợp hồng kông (M. championii Benth.) là loài có số lượng cá thể mọc tự nhiên nhiều nhất được ghi nhận tại khu vực nghiên cứu thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, với tổng số 22 cá thể, trong đó có 1 cây nhỏ tái sinh. Tiếp theo là loài Giổi bà (M. balansae) và loài Mỡ hoàng liên (M. lucida) cùng có 9 cá thể được điều tra nghiên cứu tại và tại Khu BTTN Bát Đại Sơn, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: