Danh mục

Hiện trạng phân bố và tích lũy rác thải khó phân hủy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 595.89 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường biển và môi trường nước ngọt, với nhiều dịch vụ hệ sinh thái có giá trị. Nghiên cứu này được thực hiện tại RNM huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng nhằm bước đầu đánh giá sự phân bố và tích lũy rác thải khó phân hủy trong RNM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng phân bố và tích lũy rác thải khó phân hủy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải PhòngBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00032 HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ TÍCH LŨY RÁC THẢI KHÓ PHÂN HỦY TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Phạm Hồng Tính1,*, Trần Ngọc Yến1, Nguyễn Thị Hồng Hạnh1, Mai Sỹ Tuấn2 Tóm tắt: Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường biển và môi trường nước ngọt, với nhiều dịch vụ hệ sinh thái có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay ô nhiễm môi trường, trong đó có rác thải khó phân hủy đang đe dọa sự sinh trưởng, phát triển và đa dạng sinh học của RNM. Nghiên cứu này được thực hiện tại RNM huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng nhằm bước đầu đánh giá sự phân bố và tích lũy rác thải khó phân hủy trong RNM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ rác thải khó phân hủy tích lũy trong RNM khoảng 12,3-16,3 kg/100 m2, tốc độ tích lũy rác 0,55-0,73 kg/100m2/tháng. Trong đó, các đồ đựng thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất với 0,29-47,7%, các đồ dùng đánh bắt thủy sản chiếm 22,5-38,3 %, các đồ dùng gia đình chiếm 4,1-5,5%, còn lại là các loại rác thải khó phân hủy khác. Kết quả nghiên cứu đã bước đầu khẳng định RNM có vai trò giữ lại và lưu giữ rác thải khó phân hủy và ngăn chúng di chuyển ra xa môi trường biển. Rác thải khó phân hủy tích lũy nhiều trong RNM tại khu vực nghiên cứu cũng cho thấy, rất cần thiết phải giảm sử dụng và thải các sản phẩm làm từ vật liệu khó phân hủy, đồng thời cần phải có các giải pháp quản lý hiệu quả rác thải khó phân hủy tại khu vực ven biển. Từ khóa: Rác thải khó phân hủy, rừng ngập mặn, Tiên Lãng.1. MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường biển và môitrường nước ngọt, có vai trò to lớn về kinh tế - xã hội và sinh thái - môi trường. Hệ sinhthái RNM cho năng suất sinh học cao, là nơi cung cấp nguồn vật liệu hữu cơ cho hệ độngvật, đảm bảo duy trì ổn định sự đa dạng sinh học của vùng biển và ven biển, góp phần đảmbảo thực hiện đầy đủ các dịch vụ hệ sinh thái vốn có của chúng. Tuy nhiên, chất lượngRNM, sự sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn đang bị suy thoái do nhiều nguyênnhân như tác động của con người, tự nhiên, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đặcbiệt là ô nhiễm rác thải khó phân hủy. Trong những năm gần đây, với sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội, điềukiện sống của người dân ngày một nâng lên, dẫn tới việc gia tăng nhanh chóng của rác thảikhó phân hủy. Khối lượng rác thải khó phân hủy phát sinh ngày càng nhiều, trong khicông tác quản lý, xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của xãhội. Jambeck et al. (2015) cho rằng có khoảng 2,5 tỷ tấn rác thải khó phân hủy sinh hoạt1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội*Email: phtinh@hunre.edu.vnPHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 265phát thải vào đại dương từ 6,4 tỷ người, chiếm 93% dân số toàn cầu, sống trong phạm vi50 km so với đường bờ biển ở 192 quốc gia. Rác thải khó phân hủy sau đó trôi dạt theodòng chảy của sông, đại dương hay thủy triều, đến và tích lũy chủ yếu ở các hệ sinh tháiven biển, trong đó có hệ sinh thái RNM. Mặc dù, các nghiên cứu về ô nhiễm và ảnh hưởng của ô nhiễm rác thải khó phânhủy được thực hiện nhiều trên thế giới, nhưng nghiên cứu về ô nhiễm rác thải khó phânhủy trong các hệ sinh thái ven biển như hệ sinh thái RNM vẫn còn rất hạn chế. Các nghiêncứu chủ yếu tập trung vào sự tích tụ chất thải nhựa và vi nhựa vùng ven biển và trong trầmtích RNM (Barasarathi et al., 2011; Lima et al., 2014; Mohamed Nor & Obbard, 2014;Lourenco et al., 2017; Naji et al., 2017). Tại Việt Nam, nghiên cứu về ô nhiễm rác thảikhó phân hủy, đặc biệt là ô nhiễm nhựa tại khu vực ven biển đang là một hướng nghiêncứu mới, với một số nghiên cứu trong vài năm gần đây. Trong đó, nổi bật là các nghiêncứu của Lahens et al. (2018) mô tả về ô nhiễm nhựa và vi nhựa ở sông Sài Gòn; Rochmanet al. (2019) về hiện trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở khu vực cửa Ba Lạt (Sông Hồng); HàThị Hiền và nnk. (2019) về vi nhựa trong trầm tích mặt cửa Ba Lạt; Nguyễn Thị ThànhNhơn và nnk. (2019) về vi nhựa trong cát biển Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìnchung, các nghiên cứu về ô nhiễm rác thải khó phân hủy trên thế giới nói chung và tại ViệtNam nói riêng vẫn chủ yếu tập trung vào đánh giá hiện trạng số lượng, phân bố, thànhphần và nguồn gốc của rác thải tại khu vực bãi cát, cửa sông, rất ít nghiên cứu thực hiệntại hệ sinh thái RNM. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về hiện trạng phân bố, tốc độtích lũy rác thải khó phân hủy tại RNM trồng ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố HảiPh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: